
Quy trình nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing
Mục lục

Trong quá trình làm kinh doanh, việc nghiên cứu đối thủ tiềm năng khi bắt đầu công việc kinh doanh là điều cần thiết, nhưng có lẽ bạn sẽ được nghe những câu như
- Nghiên cứu đối thủ là điều không cần thiết
- Nghiên cứu nó rồi để mình thấy mình thấy mình thấp kém à
- Đối thủ để học hỏi, nhưng xem rồi sao chép ý tưởng của họ
- …
Đây có lẽ là những câu mà nhiều người vẫn hay nói nhất, nhưng với bản thân mình, đối thủ là người giúp mình phát triển hơn trong sự nghiệp của mình. Vậy để nghiên cứu đối thủ cách tốt nhất, phát triển và cạnh tranh mình phân tích trong bài viết này.

Nghiên cứu đối thủ tiềm năng là gì?
Nghiên cứu đối thủ tiềm năng là tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp có cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng loại sản phẩm để phục vụ cho mục đích kinh doanh tốt hơn của doanh nghiệp.
Nếu bạn học chuyên sâu về phân đối thủ tiềm năng chúng ta sẽ có 2 trường như sau: Dữ liệu thứ cấp & dữ liệu sơ cấp
- Dữ liệu thứ cấp: Được hiểu là các thông tin công ty đã có sẵn hoặc dữ liệu trên mạng bạn có thể tìm kiếm
- Dữ liệu sơ cấp: Không có sẵn, công ty phải mất khá nhiều chi phí để tìm tòi và nghiên cứu
Vậy trong quá trình nghiên cứu đối thủ của mình, bạn cần phải lưu ý về từng dữ liệu đang có sẵn, rồi từ đó đưa ra thông tin chính xác cho doanh nghiệp của mình.
Sau khi đã hiểu cách nghiên cứu khách hàng tiềm năng, tiếp theo đó chúng ta cùng nghiên cứu sẽ có bao nhiêu dạng đối thủ cạnh tranh với mình
Xem têm bài viết lập kế hoạch
2 loại đối thủ cạnh tranh trong Marketing

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những doanh nghiệp có tương đương sản phẩm/dịch vụ với doanh nghiệp. Những đối thủ này, sẽ kinh doanh cùng một sản phẩm, giá bán gần như nhau và có chung một phân khúc khách hàng.
Ví dụ: Bạn đang bán sản phẩm là mỹ phẩm xách tay Úc tại Biên Hòa thì chắc chắn những ai bán hàng mỹ phẩm xách tay Úc như bạn là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Hoặc 1 số các thương hiệu bạn sẽ nhìn thấy như: Pesi – Cocacola là điển hình nhất trong quá trình bạn có thể thấy trên thị trường. Họ là những thương hiệu lớn thường xuyên cạnh tranh nhau về mặt sản phẩm, khách hàng,…
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ giản tiếp là đối thủ cùng sản phẩm nhưng khác về tệp khách hàng tiềm năng. Hãy tưởng tượng thế này, có 2 quán cafe gần nhau, bạn sẽ nhìn đây là đổi thủ cạnh tranh trực tiếp phải không? Nhưng nếu đi vào sâu hơn 1 chút, 1 quán chuyên phục vụ cho độ tuổi u30 trở lên, còn quán lại làm cho lứa sinh viên.
Sản phẳm tuy giống nhau nhưng chưa chắc là đối thủ của nhau. Cho nên tùy vào khách hàng hàng tiềm năng, thị trường,… Mới biết được đối thủ đó có phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay là gián tiếp
6 Quy trình phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tiềm năng

Dưới đây là tổng 6 bước nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong Marketing mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải nắm, khi muốn ra một chiến lược xúc tiến bán hàng hay hoạch định kế hoạch lâu dài cho doanh nghiệp.
Bước 1: Lập danh sách các đối thủ cạnh tranh
Để lập danh sách các đối thủ cạnh tranh có liên quan, để đưa vào mục đích phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp, bạn hãy bắt đầu bằng cách tìm kiếm từ khoá trên Google, cũng như các trang thương mại điện tử phổ biến xung quanh sản phẩm, và đề xuất ý tưởng kinh doanh phù hợp.
Lập danh sách từ 7 đến 10 đổi thủ có cùng các tiêu chí:
- Bán các loại sản phẩm tương tự
- Có mô hình kinh doanh tương
- Doanh nghiệp có chung tệp khách hàng
- Doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành ( mới thành lập hoặc đã gia nhập từ lâu)
Bước 2: Phân tích loại đối thủ cạnh tranh
Trong mục phân loại đối thủ cạnh tranh mà ATPCare đã chia sẻ phía trên, bạn cần quan sát và phân loại đối thủ dựa trên 2 tiêu chí chính: cấp độ cạnh tranh hoặc lực lượng cạnh tranh.
Cấp độ cạnh tranh: Cạnh tranh công dụng của sản phẩm có thể giải quyết chung vấn đề. Cung cấp được giải pháp hữu ích cho khách hàng. Cạnh tranh trong ngành và mức độ cạnh tranh trong ngành.
Lực lượng cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, tiềm ẩn, đối tác.
Bước 3: Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh
Để bước thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh tiến hành hiệu quả, bạn cần xác định các nhóm thông tin về đối thủ cạnh tranh cần thu thập. Dựa trên 5 yếu tố:
Tổng quan về doanh nghiệp đối thủ: những thông tin chung để nắm rõ được quy mô cũng như cách thức hoạt động của đối thủ.
Sản phẩm/ Dịch vụ của đối thủ: Nắm rõ về đặc tính, giá cả của sản phẩm/ dịch vụ, là cách để doanh nghiệp tự cải thiện sản phẩm và đưa ra mức giá cạnh tranh phù hợp của sản phẩm/ dịch vụ.
Kênh phân phối: quan sát cấu trúc kênh, hoạt động kênh mà đối thủ đã làm, và tổ chức lại kênh phân phối phù hợp để tối ưu được khoản chi phí hoạt động.
Truyền thông của đối thủ: Nắm được cách thức marketing online và offline của đối thủ, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp cận của nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp bạn muốn tiếp cận.
Thu thập nhận thức về sản phẩm của đối thủ từ khách hàng của họ: Thu thập thông tin từ khách hàng đối thủ là cách dễ dàng biết được những việc không hài lòng về sản phẩm/ dịch vụ, từ đó doanh nghiệp bạn phải tìm ra phương thức thay đổi để không gặp tình trạng như vậy.
Bước 4: Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Khi doanh nghiệp bạn thu thập được những thông tin hữu ích về những đối thủ cạnh tranh, bạn hãy phân chia những thông tin đó trên một bảng dễ hiểu. Bạn có thể phân chia nhiều tiêu chí dựa vào thông tin bạn có được, như:
- Giá cả
- Sản phẩm/ dịch vụ cung cấp
- Lượng tương tác trên mạng xã hội
- Nội dung truyền thông
- Phản ứng của khách hàng
- Những đặc điểm khác
Bước 5: Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
Dựa trên các thông tin thu thập được, mà bạn có thể ứng dụng mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh phù hợp.
- Mô hình SWOT
- Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
- Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM
- Mô hình đa giác cạnh tranh
- Phân tích nhóm chiến lược
Bước 6: Lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing
Bước lập báo cáo là bước không thể thiếu, vì đây là bước mà bạn sẽ phải tổng hợp thông tin có được, trình bày rõ ràng cụ thể với cấp trên. Lúc này, bạn cần tổng hợp thông tin và phân tích thành một bảng báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh chỉnh chu về nội dung, lẫn trình bày.
Bảng báo cáo này sẽ là tiền đề, để dễ dàng đưa ra phương án cho chiến lược tiếp thị, kinh doanh, củng cố chỗ đứng của doanh nghiệp, trên thị trường và mở rộng thị phần kinh doanh.
Tổng kết
Nghiên cứu đối thủ tiềm năng là công đoạn quan trọng để xây dựng và đưa ra chiến lược phù hợp cho doanh. Vì càng nghiên cứu kỹ, bạn sẽ càng có thểm nhiều thông tin để chiếm thị phần, tăng trưởng doanh số bán hàng của mình một cách nhanh chóng
Thực tế, ít người kinh doanh nghiên cứu đối thủ bởi vì họ cho rằng đó là công việc của nhiều người chuyên gia, doanh nghiệp lớn nhưng nếu bạn đã kinh doanh, phải nghiên cứu rất kỹ về đối thủ của mình từ đó đưa ra chiến lược tốt hơn cho doanh nghiệp
Người viết: ATPCare Team – 0799.16.16.16
Blog liên quan

Hướng dẫn khắc phục lỗi mất tiếng khi gọi trên Zalo chi tiết nhất
Nếu tài khoản Zalo của bạn đang gặp tình trạng lỗi mất tiếng khi gọi trên Zalo thì nhất định phải đọc hết bài viết

Hướng dẫn cách đăng ký Shopee Live tất tần tật từ A – Z
Trong những năm gần đây, Shopee không chỉ là một nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng mà còn trở thành một kênh bán

Cách quản lý tồn kho hiệu quả trên nền tảng thương mại điện tử mà bạn cần nắm
Quản lý tồn kho hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, đặc

Hướng dẫn chi tiết cách tính giá bán Shopee cho người mới bắt đầu
Khi bắt đầu kinh doanh trên Shopee, một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết cần phải hiểu rõ là tính giá bán Shopee sao