Bảng so sánh tấm lợp lấy sáng đặc ruột với rỗng ruột từ A đến Z
Mục lục
Blog nổi bật
Bảng so sánh tấm lợp lấy sáng đặc ruột với rỗng ruột từ A đến Z bao gồm những thông số kỹ thuật cơ bản và một số đặc tính quan trọng của hai dạng phổ biến của tấm lợp lấy sáng. Từ các thông tin đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá các ưu nhược điểm của từng loại và đưa ra lựa chọn thích hợp cho nhu cầu sử dụng của mình.
Bảng so sánh tấm lợp lấy sáng đặc ruột với rỗng ruột
Thông số kỹ thuật của tấm lợp lấy sáng đối với hai dạng đặc ruột và rỗng ruột có thể khác nhau giữa các thương hiệu và nhà sản xuất. Dưới đây là thông số kỹ thuật sản phẩm tấm lợp lấy sáng thuộc các thương hiệu của tập đoàn Impack – một công ty nổi tiếng về các sản phẩm tấm lợp lấy sáng và có nhà máy sản xuất đặt tại Việt Nam.
Phân loại Thông số |
Tấm lợp lấy sáng đặc ruột |
Tấm lợp lấy sáng rỗng ruột |
Kích thước chiều ngang |
1m22 / 1m52 / 1m82 / 2m12 |
2m1 <=> 2100mm |
Kích thước chiều dài |
20m/cuộn hoặc 30m/cuộn |
5m8 <=> 5800mm |
Cắt lẻ |
Cắt theo yêu cầu chiều dài tấm |
Đơn vị tấm không cắt lẻ |
Độ dày thông dụng |
2mm, 2.8mm, 3mm, 4mm, 5mm |
4mm, 4.5mm, 5mm |
Độ dày khác |
2.5mm, 4.5mm, 6mm, 8mm, 10mm |
6mm, 10mm |
Thương hiệu |
SolarFlat® |
Xlite / Solite / Twinlite |
Chủng loại |
Tấm poly đặc |
Tấm poly rỗng |
Tên tiếng Anh |
PC Solid Sheet |
PC Hollow Sheet |
Bảo hành |
10 năm |
1-15 năm |
Nguồn gốc xuất xứ |
Sản xuất tại Việt Nam |
Sản xuất tại Việt Nam |
Lớp phủ |
Phủ UV chống tia cực tím |
Phủ UV chống tia cực tím |
Nguyên liệu |
100% polycarbonate Bayer Đức |
100% polycarbonate Bayer Đức |
Màu sắc |
Trắng trong, trắng sữa, xanh lá, xanh lam, xanh ngọc, nâu đồng, bạc,… |
Trắng trong, trắng sữa, xanh lá, xanh lam, xanh ngọc, nâu đồng, bạc,… |
Chứng nhận chất lượng |
Quatest3 tiêu chuẩn ISO:9001 |
Quatest3 tiêu chuẩn ISO:9001 |
Tỷ trọng |
4.8kg/m2 |
– |
Công thức hóa học |
(-O-(C=O)-O-) |
– |
Đặc điểm phân biệt tấm lợp lấy sáng đặc ruột và rỗng ruột
Mặc dù cả hai dạng đặc ruột và rỗng ruột của tấm lợp lấy sáng poly đều được sản xuất nguyên liệu hạt nhựa polycarbonate nhưng chúng lại có nhiều đặc điểm khác nhau giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận diện.
Hình dạng, cấu tạo
Đúng như tên gọi, tấm poly đặc ruột sẽ có cấu tạo liền mạch tạo thành một khối thống nhất với hình dạng tấm dẹt có thể uốn cong. Tấm poly rỗng sẽ dễ dàng nhận ra hơn với cấu tạo gồm nhiều lỗ rỗng ở giữa tấm và được ngăn cách bới các vách nên nó còn được gọi là tấm lợp đa vách.
Độ cứng
Không cần nhìn chúng ta cũng có thể đoán được độ cứng của hai loại vật liệu này dựa theo tên gọi của nó. Tấm poly đặc cứng hơn nhiều so với tấm poly rỗng. Điều này cho phép tấm poly đặc được ứng dụng nhiều vào các ứng dụng lợp mái hoặc trang trí cần khả năng chịu lực cao. Mặc dù cấu tạo rỗng ruột khiến tấm poly rỗng chịu lực kém hơn nhưng bù lại nó sẽ tăng được khả năng cách nhiệt và cách âm cũng như tính linh hoạt của vật liệu.
Trọng lượng
Tấm poly đặc nặng hơn so với tấm poly rỗng và cộng thêm độ dài lớn nên khi vận chuyển và lắp đặt tấm poly đặc sẽ khó khăn hơn so với tấm poly rỗng. Trọng lượng sẽ quyết định cấu trúc phần khung lắp đặt của tấm lợp lấy sáng. Do có trọng lượng nặng nên phần khung lắp đặt tấm poly đặc thường sẽ phức tạp và chắc chắn hơn so với tấm poly rỗng nên kinh phí đầu tư cũng nhiều hơn.
Nếu bạn cần tư vấn để đặt mua sản phẩm, hãy liên hệ theo thông tin dưới đây.
CÔNG TY TNHH SX TM DV SƠN BĂNG
-
Địa chỉ: 286 Quốc Lộ 1A, Tam Bình, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
-
Điện thoại: 0898 123 114 – 0979 901 131
-
Email: sonbangco@gmail.com
Hiện nay, hai loại tấm lợp lấy sáng đặc ruột và rỗng ruột đều được sử dụng rộng rãi cho nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau. Mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng nên cần xác định rõ nhu cầu sử dụng của mình để có thể lựa chọn được loại phù hợp nhất. Ngoài ra, nếu xét về giá thành thì tấm poly rỗng sẽ có nhiều chọn lựa hơn từ thấp đến cao còn tấm poly đặc thường sẽ là hàng cao cấp với giá thành tương đối cao.