Lộ trình phát triển sự nghiệp cho Intern Marketing là gì?
Mục lục
Blog nổi bật
Lộ trình phát triển sự nghiệp cho Intern Marketing là gì? hẳn là câu hỏi của nhiều bạn trẻ khi mà Marketing là ngành nghề vẫn luôn giữ được sức hấp dẫn trên thị trường lao động. Vậy cơ hội phát triển dành cho Intern Marketing là gì? Và đâu là môi trường dành cho họ?
Checklist những công việc cho Intern Marketing lựa chọn:
Copywriter
Copywriter hay còn gọi là chuyên viên sáng tạo trong lĩnh vực quảng cáo. Công việc của họ là giới thiệu, thể hiện ý tưởng nào đó như slogan, ý tưởng hình ảnh nhằm phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu, truyền thông hoặc quảng cáo dịch vụ. Được biết, copywriter thường sẽ hợp tác cùng với Art Director để sáng tạo cho cả hình và chữ.
- Công việc cụ thể của copywriter có thể kế đến như:
- Viết headline, sub headline, body copy cho print ad
- Viết kịch bản TVC, radio
- Đặt tên cho sản phẩm mới, event, gameshow hoặc đặt lại tên cho sản phẩm cũ
- Viết slogan, tagline
Nhìn chung, là một copywriter, bạn sẽ đảm nhận công việc theo quy trình sau:
Content writer
Khác với copywriter, content writer không lên kịch bản hay ý tưởng nội dung/hình ảnh tổng thể, họ là người chia sẻ những bài viết có giá trị, mang đến thông tin hữu ích cho người đọc và biến họ thành khách hàng tiềm năng. Vậy nên, content writer thường phải nghiên cứu kỹ lưỡng chủ đề liên quan đến ngành họ đảm nhận để thu hút người đọc để rồi nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
Công việc cụ thể của copywriter là:
- Nghiên cứu chủ đề để viết
- Viết bản sao PR cho sản phẩm, dịch vụ
- Viết bài SEO website, viết blog
- Viết bài build fanpage/group hoặc bài quảng cáo cho fanpage hoặc tạo sản phẩm bài viết trên các nền tảng MXH
- Viết bài PR báo chí, truyền thông
- Trên hết, 1 content writer còn phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để sáng tạo nội dung mới cho phù hợp
Trên thực tế, content writer và copy writer là cặp bạn thân khó có thể tách rời bởi 2 vị trí này bổ sung, bù trừ cho nhau. Nhiệm vụ của họ là làm sao để tạo ra những content vừa chất lượng vừa thu hút. Mục tiêu của cả hai đều là truyền thông cho thương hiệu của mình và làm sao để chiến dịch Marketing của tổ chức diễn ra hiệu quả.
Cơ hội dành cho Intern Marketing là gì?
Những bạn yêu thích Marketing, truyền thông muốn tìm một vị trí thực tập có 2 môi trường phổ biến để bắt đầu sự nghiệp content marketing là Client và Agency. Trước khi tìm hiểu client và agency khác nhau như thế nào, chúng ta nên tìm hiểu 5 nhân tố giúp bạn tìm đúng môi trường phù hợp với mình nhé:
- Khối lượng công việc
- Cơ hội
- Thu nhập
- Văn hóa
- Thời gian làm việc
Công việc cụ thể dành cho Intern Marketing là gì
Client
Client là những doanh nghiệp kinh doanh một sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào đó.
– Công việc
- Viết bài PR
- Viết bài website
- Lên nội dung cho fanpage, group Facebook
- Lên nội dung ads/ Thiết kế ảnh
– Tính chất công việc
- Làm nhiều nhóm việc khác nhau.
- Tiếp xúc vs nhiều nhiệm vụ → Biết nhiều thứ, học đa dạng các kỹ năng
- Hiểu được chiến lược thương hiệu
– Cơ hội công việc:
- Làm việc ở client, bạn sẽ có cơ hội học hỏi được nhiều kiến thức từ thương hiệu, khám phá tâm lý khách hàng cũng như tình trạng kinh doanh và chiến lược thương hiệu.
- Client phù hợp vs những ai yêu thích trải nghiệm, làm việc đa nhiệm.
Agency
Là công ty truyền thông quảng cáo, cung cấp tiếp thị quảng cáo cho các công ty khác
– Tính chất công việc
- Công việc được chuyên môn hóa, công việc được phân tách rõ ràng.
- Làm một việc cho nhiều người: tư vấn thương hiệu, tổ chức sự kiện, tiếp thị kỹ thuật số
- Khách hàng là client
- Tiếp xúc khách hàng từ nhiều ngành nghề, thương hiệu.
– Cơ hội làm việc:
- Cơ hội làm việc: được kết nối với nhiều khách hàng từ nhiều ngành nghề để từ đó rút ra nhiều bài học từ họ.
- Cơ hội thăng tiến: Môi trường làm việc tại Agency được duy trì ở tốc độ cao, nhân viên thường làm thêm ngoài giờ hành chính, đặc biệt trong những kỳ deadline cao điểm nên tỷ lệ nghỉ việc ở Agency cao hơn Client. Vì vậy, cơ hội thăng tiến ở Agency là cao hơn.
- Mức lương và giờ làm việc: Theo khảo sát trên group DMA – Digital Marketing Agency, mức lương/ giờ làm việc ở Client là cao hơn.
– Không khí làm việc:
- Client: Nghiêm túc, chỉn chu vì các thành viên giữa các bộ phận Marketing thường phải phối hợp với nhau
- Agency: Sinh động, sáng tạo, trẻ trung
Một lời khuyên dành cho những bạn trẻ còn nhiều thời gian để rèn luyện, chưa bị ràng buộc bởi gia đình, con cái thì các bạn có thể tìm công việc agency để học hỏi và chuyên môn hóa công việc của mình.
Sau khi bóc tách đặc điểm và cơ hội làm việc giữa 2 môi trường này rồi mà bạn vẫn chưa biết mình nghiêng về phía nào hơn thì tiếp tục nghiên cứu vị trí tiếp theo nhé.
Freelancer
Trước tiên, mình cần phải nói rõ là các doanh nghiệp thường hạn chế thuê Freelancer vì content marketing cần một quá trình dài để tiếp xúc, nghiên cứu và thực chiến về doanh nghiệp đó. Do đó, các vị trí freelancer trong ngắn hạn thường mất lợi thế so với vị trí chuyên viên.
Thế nhưng, freelancer vẫn có thể tăng khả năng cạnh tranh bằng cách update kiến thức, kỹ năng và toolsets của bản thân. Ngoài ra, một số client rất thích thích nhanh gọn, chi phí tối ưu khi thuê freelancer, nên các bạn freelancer sẽ có thể tìm thấy job ở client hơn là agency.
Từ khóa chính dành cho bạn là sự KIÊN TRÌ. Kiên trì theo đuổi, kiên trì trau dồi và cố gắng cày cuốc. Và để theo đuổi một cách có chiến lược, bạn cũng nên biết một số hạn chế của con đường này.
Nhược điểm
- Mất cơ hội thăng tiến trong công việc
- Mất đi các mối quan hệ trong công việc như đồng nghiệp
- Khách bùng tiền, khách lừa đảo: Freelancer không làm việc trên hợp đồng, khó được pháp luật can thiệp nên dễ bị bùng kèo, bùng thù lao.
- Thu nhập bấp bênh: Không phù hợp vs người có gia đình, người ở độ tuổi trung niên
- Không có phúc lợi như BHXH, BHYT
Group tuyển CTV/Intern Marketing:
- Tuyển nhân sự chất lượng cao – Mọi lĩnh vực
- Hội freelancer (Những người làm việc tự do)
- Cộng đồng Freelancer Việt Nam
- Hội thiết kế dạo (Freelancer Designer)
Tổng kết:
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp công việc của Intern Marketing là gì cũng như tìm được môi trường phù hợp với bản thân dựa trên 5 yếu tố mà ATPCare đã đề cập ở bài viết.
Group cung cấp tài liệu Digital Marketing
Nội dung liên quan: Phân biệt Digital Marketing và Marketing truyền thống
– Hạ Vy –
Blog liên quan
Hướng dẫn cách đăng ký Shopee Live tất tần tật từ A – Z
Trong những năm gần đây, Shopee không chỉ là một nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng mà còn trở thành một kênh bán
Cách quản lý tồn kho hiệu quả trên nền tảng thương mại điện tử mà bạn cần nắm
Quản lý tồn kho hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, đặc
Hướng dẫn chi tiết cách tính giá bán Shopee cho người mới bắt đầu
Khi bắt đầu kinh doanh trên Shopee, một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết cần phải hiểu rõ là tính giá bán Shopee sao
Khuyến mãi Shopee là gì? Đừng bỏ qua cơ hội săn nhiều sản phẩm giá trị với chi phí rẻ hiệu quả
Nếu bạn là tín đồ của mua sắm online, chắc chắn không thể bỏ qua những khuyến mãi Shopee hấp dẫn này. Shopee không còn là cái