Một số chủ doanh nghiệp nhỏ đã là những chuyên gia tài chính: Họ có bằng MBA, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư nhân và biết những gì cần thiết trong quản lý tài chính doanh nghiệp tư nhân nhỏ.
Tuy nhiên, bài hướng dẫn này hướng đến các chủ doanh nghiệp có ít kinh nghiệm về tài chính, những người có đam mê hoặc có ý tưởng lớn và họ quyết định khởi nghiệp, nhưng họ đang tự hỏi làm thế nào để quản lý tài chính doanh nghiệp nhỏ một cách hiệu quả.
Cách quản lý tài chính doanh nghiệp trong 5 bước
1.Tách riêng tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân
Trước khi bạn có thể đi vào trình quản lý tài chính doanh nghiệp của mình, bạn cần thực hiện một số bước ban đầu quan trọng: đầu tiên, bạn cần tách chúng ta khỏi tài chính cá nhân của bạn. Tại sao bước đầu tiên này rất quan trọng? Đầu tiên, tách biệt tài chính doanh nghiệp và cá nhân là điều cần thiết cho các lý do về tổ chức và thuế, bằng cách tách biệt các khoản tài chính này, bạn sẽ có thời gian để dễ dàng hơn trong việc quản lý sổ sách kế toán và các yêu cầu của bạn khi nói đến thuế kinh doanh. Ngoài ra tách biệt tài chính cá nhân ra khỏi doanh nghiệp của bạn có ý nghĩa pháp lý. Khi bạn tách biệt tài chính theo cách này, khoản tài chính cá nhân của bạn sẽ được bảo vệ tránh khỏi các rắc rối pháp lý tài chính của doanh nghiệp.
Mở một tài khoản ngân hàng cho công ty
Vì vậy, với tất cả những gì đã nói, bạn có thể tách biệt tài chính cá nhân và doanh nghiệp của mình bằng các mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, công ty của bạn. Chọn đúng loại tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp của bạn là một bước quan trọng để quản lý hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
2. Hiểu về kế toán doanh nghiệp
Bước tiếp theo để quản lý tài chính doanh nghiệp nhỏ của bạn là hiểu những điều cơ bản về kế toán doanh nghiệp nhỏ. Mặc dù điều này có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là nếu bạn chưa bao giờ học lớp kế toán, có một số thuật ngữ và tài liệu kế toán cơ bản không quá khó để học. Ngoài ra, bằng cách xem xét các yếu tố cần thiết này, bạn có thể có cách xử lý tốt hơn các chỉ số kế toán ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn và do đó, sẽ tốt hơn để chọn một phần mềm kế toán và mang đến sự chuyên nghiệp trong việc quản lý.
3. Thanh toán thuế
Sau khi tách biệt tài chính doanh nghiệp và cá nhân, hiểu về các con số kế toán, điều tiếp theo bạn cần làm là xử lý các yêu cầu thuế. Mặc dù thuế thường là một trong những phần cồng kềnh và khó hiểu nhất của tài chính doanh nghiệp nhỏ, nhưng bạn nên ghi nhớ những hậu quả của việc không nộp thuế, việc đối mặt với án phạt tài chính thậm chí là hình sự là hoàn toàn có thể xảy ra.
4. Xử lý điểm tín dụng của bạn
Bước tiếp theo để quản lý tài chính doanh nghiệp là hiểu và nắm được điểm tín dụng của bạn. Cho dù đó là tài sản hay cho thuê thiết bị, thẻ tín dụng kinh doanh hoặc cho vay doanh nghiệp nhỏ tại một số thời điểm trong vòng đời kinh doanh của bạn, bạn sẽ cần truy cập đến khoản tín dụng của doanh nghiệp. Bạn cần đảm bảo rằng bạn đủ điều kiện tài trợ cho hoạt động kinh doanh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đôi khi bạn sẽ cần vay ngân hàng, việc có thể nhận được lãi suất hay không phụ thuộc vào điểm tín dụng của doanh nghiệp bạn.
Cách để quản lý (và tăng) điểm tín dụng cá nhân của bạn
Là chủ doanh nghiệp, lịch sử tín dụng cá nhân của bạn có tác động lớn có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn khi nó cần nhận các sản phẩm hỗ trợ tín dụng. Ngay cả khi doanh nghiệp của bạn có khoản tín dụng lớn, người cho vay sẽ xem xét điểm tín dụng cá nhân của bạn như là thước đo khả năng bạn trả khoản vay cho doanh nghiệp và vì thế, khi điểm tín dụng cá nhân của bạn càng cao, sản phẩm cho vay bạn nhận được càng tốt.
Vì vậy quản lý điểm tín dụng cá nhân là một trong những thành phần chính của quản lý tài chính doanh nghiệp. Dưới đây là một số mẹo để duy trì và tăng điểm tín dụng:
- Thay toán tất cả hóa đơn của bạn đầy đủ và đúng hạn
- Tránh các khoản bồi thường như vỡ nợ cho vay, phá sản, thu nợ, tịch thu nhà…
- Tiếp tục chi tiêu cho tất cả các thẻ tín dụng của bạn càng thấp càng càng tốt, hãy chú ý đến giới hạn tín dụng trong thẻ của bạn.
- Theo dõi các báo cáo tín dụng thường xuyên để biết bất kỳ sự khác biệt hoặc bất thường nào và liên hệ với văn phòng đại diện càng sớm càng tốt nếu bạn phát hiện lỗi xảy ra
- Có một sự kết hợp giữa các tài sản tín dụng là tốt, việc này gia tăng sự đảm bảo rằng bạn có thể trả các khoản nợ.
Cách tăng điểm tín dụng của doanh nghiệp
Ngoài điểm tín dụng cá nhân của bạn, với tư cách của chủ doanh nghiệp, bạn cũng sẽ muốn thiết lập điểm tín dụng doanh nghiệp, bạn có thể bắt đầu thực hiện sau khi bạn đã lấy được số nhận dạng chủ nhân. Giống như điểm tín dụng cá nhân của bạn, điểm tín dụng doanh nghiệp của bạn là mức độ tôn trọng các khoản nợ của doanh nghiệp bạn là tốt hay kém, và nó là một trong những yếu tố quan trọng để xác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp ban quản lý trong tương lai.
5. Hiểu các khoản vay và lựa chọn tài chính của bạn
Cuối cùng, sau bốn bước quản lý tài chính đầu tiên, có thể bạn sẽ muốn đưa tài chính trong kinh doanh của bạn lên một tầm cao mới. Tại một số điểm trong quỹ đạo tài chính doanh nghiệp của bạn, có thể bạn sẽ cần tìm kiếm nguồn tài chính dưới hình thức cho vay doanh nghiệp nhỏ, cho dù đó là những thách thức dòng tiền ngắn hạn hoặc để tài trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Mỗi loại cho vay và cho vay kinh doanh có các yêu cầu khác nhau, bao gồm điểm tín dụng tối thiểu và doanh thu hàng năm. Do đó, bạn sẽ cần muốn hiểu các loại hình cho vay ngoài kia và những gì bạn cần để đủ điều tiếp cận các sản phẩm tài chính tốt nhất.
Như vậy chúng ta đã lược qua 5 bước cơ bản để hiểu về tài chính doanh nghiệp, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại !
Dịch từ Fundera.com