Site icon ATPCare

Ngành Marketing – ngành học tiềm năng hay chỉ đang theo phong trào ?

Học ngành marketing có khó không? Học marketing ra làm gì? Là những câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc, khi chính họ đang lầm tưởng rằng học ngành này ra trường sẽ làm các công việc như quảng cáo, sự kiện hay bán hàng. 

Nếu bạn cũng đang rất quan tâm tới việc sẽ học marketing nhưng đang phân vân như những câu hỏi giống như trên. Vậy thì hãy cùng ATP Care tham khảo ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về ngành học marketing nhé !

Ngành marketing có thực sự tiềm năng như bạn nghĩ?

Tổng quan về ngành marketing

Thuật ngữ marketing là gì ?

Tiếp thị (marketing) được định nghĩa là một quá trình hoạt động liên quan đến việc tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua việc nghiên cứu, quảng cáo, bán hàng, phân phối và hậu cần sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp.

Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp bằng cách tập trung vào việc tìm hiểu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, nó còn tạo ra giá trị và tăng độ tin cậy của khách hàng vào sản phẩm hoặc dịch vụ giúp tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Các bước lập chiến lược Marketing hiệu quả

Học marketing – ngành học tiềm năng trong thời đại mới

Khi học marketing, bạn sẽ được học về lĩnh vực nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật, phương pháp và chiến lược để quảng bá, bán hàng, từ đó tạo giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp. 

Ngành này bao gồm các hoạt động như nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, quản lý thương hiệu, phát triển sản phẩm, quảng cáo, bán hàng, tiếp thị trực tuyến và phân phối sản phẩm.

Trong thời đại ngày nay, học marketing ra trường sẽ rất lợi thế về lĩnh vực kinh doanh khi tiềm năng mà nó mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn. Nó giúp doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, ngành này cũng giúp xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh và nâng cao vị thế trên thị trường.

Ngành marketing trong thời đại ngày nay

Học marketing là học những chuyên ngành nào?

Khi theo học marketing, đa số các bạn sinh viên sẽ được đào tạo đầy đủ về kiến thức cũng như các kĩ năng liên quan đến marketing, sau đây là một số chuyên ngành chính trong lĩnh vực Marketing mà các bạn có thể tham khảo:

Xem thêm: Quảng cáo ngoài trời – 06 bước xây dựng chiến lược

Học marketing ra trường làm những công việc gì?

Chuyên viên marketing

Chuyên viên marketing (hay còn gọi là chuyên viên tiếp thị) là một chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị. Công việc của chuyên viên marketing là phân tích thị trường, nghiên cứu khách hàng và đối thủ cạnh tranh, xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Từ đó đưa ra các giải pháp để tăng doanh số và tăng thương hiệu của công ty.

Các kỹ năng cần thiết của một chuyên viên marketing bao gồm khả năng phân tích, quản lý dữ liệu, kỹ năng giao tiếp, sáng tạo và trình bày ý tưởng, kiến thức về công nghệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị.

Xét theo mức độ kinh nghiệm làm việc, mức lương trung bình mà bạn có thể nhận khi làm một nhân viên Marketing.

Các vị trí cao hơn như Marketing Manager, Marketing Director hay Chief Marketing Officer có thể kiếm được lên đến hàng trăm triệu đồng một năm.

Chuyên viên truyền thông

Bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty truyền thông, công ty quảng cáo hoặc các cơ quan truyền thông và chịu trách nhiệm cho việc thiết kế các chiến lược truyền thông, phân tích các xu hướng thị trường, tạo nội dung quảng cáo, v.v.

Ngoài ra, chuyên viên quảng cáo tập trung vào việc thiết kế, phát triển và triển khai các chiến dịch quảng cáo để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

Mức lương của công việc này cũng khá hấp dẫn và ổn định khi bạn đã có thể nhận được mức lương đầu tiên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chuyên viên Tư vấn Marketing

Làm việc tại các công ty tư vấn và chịu trách nhiệm cho việc cung cấp các giải pháp chiến lược Marketing cho các công ty khác. Chuyên viên tư vấn Marketing giúp các doanh nghiệp phát triển chiến lược Marketing thông qua đánh giá các nhu cầu khách hàng, xác định mục tiêu, đưa ra phương án thực hiện chiến dịch quảng cáo và đo lường kết quả.

Ở mức trung bình, một chuyên viên tư vấn Marketing tại Việt Nam có thể nhận được mức lương từ 10-25 triệu đồng/tháng. Đối với các chuyên viên có kinh nghiệm và năng lực cao hơn, mức lương có thể lên đến 40 triệu đồng/tháng hoặc hơn.

Lưu ý rằng đây chỉ là mức lương trung bình và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Chuyên viên Kinh doanh

Bạn có thể có cơ hội trở thành một chuyên viên kinh doanh sau khi ra trường

Chuyên viên kinh doanh tìm kiếm khách hàng mới, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, xây dựng mối quan hệ khách hàng và giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng.

Mức lương của một chuyên viên kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, vị trí công ty, quy mô của công ty và địa điểm làm việc.

Tuy nhiên, lương trung bình của một chuyên viên kinh doanh thường rơi vào khoảng 11 triệu + % doanh số bán ra trong tháng

Thực tế, mức lương bạn nhận cũng sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp bạn kinh doanh.

Chuyên viên Digital Marketing

Digital Marketing là công việc đang hot và thu nhập lí tưởng

Chuyên viên Digital Marketing tập trung vào việc phát triển chiến lược marketing trên các kênh truyền thông kỹ thuật số, bao gồm các trang web, mạng xã hội, email marketing và quảng cáo trực tuyến.

Nếu là một người yêu thích về lĩnh vực viết, bạn cũng có thể làm chuyên viên SEO, Content Creator ( người sáng tạo nội dung ) hoặc có thể làm một Freelancer, tự tạo Blog và các kênh mạng xã hội cho riêng mình

Mức lương của công việc này phụ thuộc vào cấp bậc và loại hình công việc. Tùy vào kinh nghiệm làm việc, mức lương được chia như sau:

Ngoài phân chia theo kinh nghiệm làm việc, mức lương còn có thể được chia theo lĩnh vực hoạt động:

Xem thêm: Top 10 công cụ hỗ trợ viết content facebook cần phải biết?

Ngoài ra, bạn cũng có cơ hội trở thành giảng viên giảng dạy về ngành Marketing tại các trường đại học, cao đẳng cũng như các trung tâm giảng dạy trên toàn quốc.

Kết luận

Hi vọng với bài viết mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn nắm bắt rõ hơn về việc học ngành Marketing, từ đó bạn có thể tự tin lựa chọn cho mình một chuyên ngành phù hợp để học tập và phát triển bản thân trong tương lai. Cùng bắt đầu xây dựng cho mình một lộ trình học ngay bây giờ thôi nào!

Xem thêm các bài viết có liên quan:

Content Creator là gì? Cơ hội việc làm cho người mới bắt đầu

Copywriting trong thế kỉ 21: Yếu tố thu hút khách hàng

5/5 - (1 bình chọn)
Exit mobile version