Ngành Marketing – ngành học tiềm năng hay chỉ đang theo phong trào ?

Học ngành marketing có khó không? Học marketing ra làm gì? Là những câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc, khi chính họ đang lầm tưởng rằng học ngành này ra trường sẽ làm các công việc như quảng cáo, sự kiện hay bán hàng. 

Nếu bạn cũng đang rất quan tâm tới việc sẽ học marketing nhưng đang phân vân như những câu hỏi giống như trên. Vậy thì hãy cùng ATP Care tham khảo ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về ngành học marketing nhé !

Ngành marketing có thực sự tiềm năng như bạn nghĩ?
Ngành marketing có thực sự tiềm năng như bạn nghĩ?

Tổng quan về ngành marketing

Thuật ngữ marketing là gì ?

Tiếp thị (marketing) được định nghĩa là một quá trình hoạt động liên quan đến việc tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua việc nghiên cứu, quảng cáo, bán hàng, phân phối và hậu cần sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp.

Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp bằng cách tập trung vào việc tìm hiểu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, nó còn tạo ra giá trị và tăng độ tin cậy của khách hàng vào sản phẩm hoặc dịch vụ giúp tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Các bước lập chiến lược Marketing hiệu quả

Học marketing – ngành học tiềm năng trong thời đại mới

Khi học marketing, bạn sẽ được học về lĩnh vực nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật, phương pháp và chiến lược để quảng bá, bán hàng, từ đó tạo giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp. 

Ngành này bao gồm các hoạt động như nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, quản lý thương hiệu, phát triển sản phẩm, quảng cáo, bán hàng, tiếp thị trực tuyến và phân phối sản phẩm.

Trong thời đại ngày nay, học marketing ra trường sẽ rất lợi thế về lĩnh vực kinh doanh khi tiềm năng mà nó mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn. Nó giúp doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, ngành này cũng giúp xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh và nâng cao vị thế trên thị trường.

Ngành marketing trong thời đại ngày nay
Ngành marketing trong thời đại ngày nay

Học marketing là học những chuyên ngành nào?

Khi theo học marketing, đa số các bạn sinh viên sẽ được đào tạo đầy đủ về kiến thức cũng như các kĩ năng liên quan đến marketing, sau đây là một số chuyên ngành chính trong lĩnh vực Marketing mà các bạn có thể tham khảo:

  • Quản trị Marketing: là chuyên ngành liên quan đến lập kế hoạch, triển khai và giám sát các hoạt động marketing của một doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Điều này bao gồm xác định khách hàng tiềm năng, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, định giá, phân phối và quảng cáo.
  • Quản trị bán hàng: Liên quan đến việc quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động bán hàng của một doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu doanh số và lợi nhuận. 
  • Quản trị thương hiệu: Liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển hình ảnh thương hiệu của một doanh nghiệp như xây dựng chiến lược thương hiệu; thiết kế, quản lý và phát triển thương hiệu
  • Truyền thông narketing: Sinh viên được trang bị các lý thuyết về truyền thông, tìm hiểu nhóm khách hàng, khảo sát thị trường, xây dựng các chiến lược quảng bá sản phẩm, thiết kế banner, lên chương trình cho một sự kiện quảng cáo, nghiên cứu cách giải quyết khủng hoảng truyền thông,…

Xem thêm: Quảng cáo ngoài trời – 06 bước xây dựng chiến lược

Học marketing ra trường làm những công việc gì?

Chuyên viên marketing

 Khi ra trường, sinh viên có cơ hội trở thành một chuyên viên Marketing

Chuyên viên marketing (hay còn gọi là chuyên viên tiếp thị) là một chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị. Công việc của chuyên viên marketing là phân tích thị trường, nghiên cứu khách hàng và đối thủ cạnh tranh, xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Từ đó đưa ra các giải pháp để tăng doanh số và tăng thương hiệu của công ty.

Các kỹ năng cần thiết của một chuyên viên marketing bao gồm khả năng phân tích, quản lý dữ liệu, kỹ năng giao tiếp, sáng tạo và trình bày ý tưởng, kiến thức về công nghệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị.

Xét theo mức độ kinh nghiệm làm việc, mức lương trung bình mà bạn có thể nhận khi làm một nhân viên Marketing.

  • Đối với sinh viên ngành marketing mới ra trường chưa có kinh nghiệm: 6 triệu đến 9 triệu/tháng
  • Kinh nghiệm từ 06 tháng đến 02 năm: 7 triệu đến 11 triệu/tháng
  • Kinh nghiệm từ 02 – 04 năm: 14 triệu đến 18 triệu/tháng
  • Kinh nghiệm từ 05 năm trở lên: 15 triệu đến 30 triệu/tháng

Các vị trí cao hơn như Marketing Manager, Marketing Director hay Chief Marketing Officer có thể kiếm được lên đến hàng trăm triệu đồng một năm.

Chuyên viên truyền thôngNhan vien truyen thong

Bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty truyền thông, công ty quảng cáo hoặc các cơ quan truyền thông và chịu trách nhiệm cho việc thiết kế các chiến lược truyền thông, phân tích các xu hướng thị trường, tạo nội dung quảng cáo, v.v.

Ngoài ra, chuyên viên quảng cáo tập trung vào việc thiết kế, phát triển và triển khai các chiến dịch quảng cáo để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

Mức lương của công việc này cũng khá hấp dẫn và ổn định khi bạn đã có thể nhận được mức lương đầu tiên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

  • Đối với thực tập sinh: 01 triệu đến 05 triệu/tháng tùy theo sự chu cấp của công ty bạn thực tập
  • Kinh nghiệm từ 06 tháng đến 02 năm: 08 triệu đến 10 triệu/tháng
  • Kinh nghiệm từ 02 – 04 năm: 12 triệu đến 14 triệu/tháng
  • Kinh nghiệm từ 05 năm trở lên: 15 triệu đến 25 triệu/tháng

Chuyên viên Tư vấn Marketingcuoi cung

Làm việc tại các công ty tư vấn và chịu trách nhiệm cho việc cung cấp các giải pháp chiến lược Marketing cho các công ty khác. Chuyên viên tư vấn Marketing giúp các doanh nghiệp phát triển chiến lược Marketing thông qua đánh giá các nhu cầu khách hàng, xác định mục tiêu, đưa ra phương án thực hiện chiến dịch quảng cáo và đo lường kết quả.

Ở mức trung bình, một chuyên viên tư vấn Marketing tại Việt Nam có thể nhận được mức lương từ 10-25 triệu đồng/tháng. Đối với các chuyên viên có kinh nghiệm và năng lực cao hơn, mức lương có thể lên đến 40 triệu đồng/tháng hoặc hơn.

Lưu ý rằng đây chỉ là mức lương trung bình và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Chuyên viên Kinh doanh

Bạn có thể có cơ hội trở thành một chuyên viên kinh doanh sau khi ra trường
Bạn có thể có cơ hội trở thành một chuyên viên kinh doanh sau khi ra trường

Chuyên viên kinh doanh tìm kiếm khách hàng mới, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, xây dựng mối quan hệ khách hàng và giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng.

Mức lương của một chuyên viên kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, vị trí công ty, quy mô của công ty và địa điểm làm việc.

Tuy nhiên, lương trung bình của một chuyên viên kinh doanh thường rơi vào khoảng 11 triệu + % doanh số bán ra trong tháng

  • Đối với kinh nghiệm từ 0 đến 05 năm: mức lương sẽ dao động từ 12 triệu đến 15 triệu/tháng + % doanh số
  • Đối với kinh nghiệm từ 05 năm trở lên: mức lương mà một chuyên viên kinh doanh sẽ nhận là khoảng trên 15 triệu/tháng + % doanh số

Thực tế, mức lương bạn nhận cũng sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp bạn kinh doanh.

Chuyên viên Digital Marketing

Digital Marketing là công việc đang hot và thu nhập lí tưởng
Digital Marketing là công việc đang hot và thu nhập lí tưởng

Chuyên viên Digital Marketing tập trung vào việc phát triển chiến lược marketing trên các kênh truyền thông kỹ thuật số, bao gồm các trang web, mạng xã hội, email marketing và quảng cáo trực tuyến.

Nếu là một người yêu thích về lĩnh vực viết, bạn cũng có thể làm chuyên viên SEO, Content Creator ( người sáng tạo nội dung ) hoặc có thể làm một Freelancer, tự tạo Blog và các kênh mạng xã hội cho riêng mình

Mức lương của công việc này phụ thuộc vào cấp bậc và loại hình công việc. Tùy vào kinh nghiệm làm việc, mức lương được chia như sau:

  • Kinh nghiệm dưới 01 năm: 05 – 07 triệu/tháng
  • Kinh nghiệm từ 06 tháng – 02 năm: 09 – 13 triệu/tháng. Tùy vào hiệu suất của công việc, mức lương có thể lên đến con số 30 triệu
  • Từ 02 – 05 năm: mức lương từ 12 – 20 triệu và tối đa lên tới 40 triệu.
  • Từ 05 trở lên, một chuyên viên  Digital Marketing sẽ sở hữu mức lương từ 20 đến 30 triệu. Với vị trí quản lý cấp cao (Senior) hưởng mức lương cơ bản là 30 triệu trở lên. Những quản lý có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này từ 50 tới 100 triệu.

Ngoài phân chia theo kinh nghiệm làm việc, mức lương còn có thể được chia theo lĩnh vực hoạt động:

  • SEO là 8 đến 10 triệu, có thể đạt 20 triệu hoặc 30 triệu/ tháng tùy thuộc KPI và doanh nghiệp.
  • Content Marketing là 7 triệu, cao hơn có thể lên tới 20 triệu/ tháng.
  • Social Media trong khoảng từ 7 triệu – 15 triệu/ tháng.
  • Performance khoảng từ 8 đến 12 triệu.

Xem thêm: Top 10 công cụ hỗ trợ viết content facebook cần phải biết?

Ngoài ra, bạn cũng có cơ hội trở thành giảng viên giảng dạy về ngành Marketing tại các trường đại học, cao đẳng cũng như các trung tâm giảng dạy trên toàn quốc.

Kết luận

Hi vọng với bài viết mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn nắm bắt rõ hơn về việc học ngành Marketing, từ đó bạn có thể tự tin lựa chọn cho mình một chuyên ngành phù hợp để học tập và phát triển bản thân trong tương lai. Cùng bắt đầu xây dựng cho mình một lộ trình học ngay bây giờ thôi nào!

Xem thêm các bài viết có liên quan:

Content Creator là gì? Cơ hội việc làm cho người mới bắt đầu

Copywriting trong thế kỉ 21: Yếu tố thu hút khách hàng

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lên đầu trang

Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?