Yield to maturity là gì? Công sức xác định

Mục lục

Điền đầy đủ thông tin để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm trong thời gian sớm nhất

Yield to maturity là gì? Công sức xác định

Lợi suất đáo hạn (tiếng Anh: Yield to Maturity, viết tắt: YTM) là lãi suất hòa vốn trung bình của một trái phiếu nếu mua trái phiếu ở một lúc và giữ lại trái phiếu đó cho đến hạn thanh toán.

Lợi suất đáo hạn (Yield to Maturity)

Định nghĩa

Lợi suất đáo hạn trong tiếng Anh là Yield to Maturity, viết tắt là YTM.

Lợi suất đáo hạnlợi tức đáo hạn hay lãi suất đáo hạn là lãi suất hòa vốn trung bình của một trái phiếu nếu mua trái phiếu ở một lúc và giữ lại trái phiếu đó cho đến ngày đến hạn thanh toán.

Công thức xác định

Có thể xác định lợi suất đáo hạn qua công thức sau:

Screenshot (34)
Screenshot (35)

Ý nghĩa

Lợi suất đáo hạn nêu trên cũng chính là một lãi suất hoàn vốn nên xác định lợi suất đáo hạn cũng sử dụng phương pháp thử hoặc phương pháp nội suy.

– Lợi suất đáo hạn là đại lượng được sử dụng rất thường xuyên để đo lường mức sinh lời của trái phiếu.

Trên thị trường trái phiếu ở nhiều nước lợi suất đáo hạn của trái phiếu chủ yếu được niêm yết hàng ngày được công bố trên báo chí.

– Việc tính toán lợi suất đáo hạn – YTM không chỉ tính tới tiền lãi hiện tại mà còn tính tới bất kì khoản lỗ/lãi nào mà nhà đầu tư sẽ gặp phải bằng việc giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn.

Thêm vào đó, YTM còn lưu ý tới thời gian của dòng tiền. Mối quan hệ giữa trái phiếu, lãi suất coupon, lợi suất hiện hành và lợi suất đáo hạn như sau:

Trái phiếu được bán tại Mối quan hệ
Mệnh giá Lãi suất coupon = lợi suất hiện hành = lợi suất đáo hạn
Dưới mệnh giá Lãi suất coupon < lợi suất hiện hành < lợi suất đáo hạn
Trên mệnh giá Lãi suất coupon > lợi suất hiện hành > lợi suất đáo hạn

Hạn chế

– Hạn chế của việc đo lường lợi suất đáo hạn là ở chỗ nó phải đáp ứng hai giả thiết:

Thứ nhất: tiền lãi trái phiếu sẽ được tái đầu tư ở lợi suất đáo hạn.

– Với giả thiết thứ nhất, nhà đầu tư sẽ phải chịu lãi suất tương lai thấp hơn lợi suất đáo hạn tại thời điểm mua trái phiếu. Rủi ro này được biết tới là loại rủi ro tái đầu tư.

Thứ hai: trái phiếu được giữ cho tới ngày đáo hạn.

Nếu trái phiếu không giữ đến ngày đáo hạn nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro thực sự có thể phải bán trái phiếu thấp hơn giá mua trái phiếu dẫn tới lợi tức nhận được sẽ thấp hơn lợi tức đáo hạn. Đó là rủi ro lãi suất.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Tài chính; Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Nguồn: Google

 

Điền đầy đủ thông tin để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm trong thời gian sớm nhất
Lên đầu trang

Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?