User generated content là gì – Cách triển khai content đạt chuyển đổi cao cho thương hiệu

Cùng với sự phát triển của xã hội, người tiêu dùng ngày càng hiện đại, thông minh và khó tính. Họ không dễ bị dẫn dắt bởi những quảng cáo do chính thương hiệu tạo ra. Thay vào đó, những nội dung do người dùng tự trải nghiệm và nhận xét lại có sức thuyết phục hơn. 

Đó là lý do User generated Content ngày càng được các doanh nghiệp tận dụng. Vậy User generated content là gì? Bài viết này ATPCare Team sẽ giải thích rõ khái niệm này và cách sử dụng nó. Đừng bỏ qua thông tin quan trọng nào trong bài nhé!

r1

Nội dung do người dùng tạo là gì

1. User generated content – UGC là gì

User Generated Content được viết tắt là UGC, có nghĩa là nội dung do người dùng tạo ra. Đó có thể là những bình luận, đánh giá, bài đăng trên mạng xã hội, các diễn đàn,.. liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Những nội dung này không phải do doanh nghiệp tạo ra mà chỉ tận dụng nó để làm tăng sự lan rộng, độ tin cậy thương hiệu đối với người tiêu dùng.

2. Lý do ra đời User generated content

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận vô số thông tin, quảng cáo của các thương hiệu. Tuy nhiên đó cũng là lý do khiến cho quảng cáo không còn dễ dàng thu hút và khiến khách ấn tượng nữa. Bởi vì sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng nhiều và sự tin tưởng đối với quảng cáo do chính doanh nghiệp tạo ra đã giảm xuống. 

Đây chính là lý do cho sự xuất hiện của User Generated Content. Nó tạo ra hướng đi mới cho việc sáng tạo nội dung một cách tự nhiên và đáng tin cậy hơn. Những bài đánh giá, nhận xét do chính những người đã sử dụng sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy an tâm và sẵn sàng mua sản phẩm hơn. 

3. Giá trị của User-generated content mang lại cho doanh nghiệp

Bạn đang muốn xây dựng nhận thức về thương hiệu, biến những người chỉ xem hàng online thành khách hàng trung thành? User generated content chắc chắn sẽ mang đến cho bạn cơ hội tạo kết nối đích thực và lâu dài với khán giả của mình.

r2

UGC ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng

3.1. Mang tính xác thực cao 

Những đánh giá, nhận xét đến từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm thường được người tiêu dùng đánh giá là có tính xác thực cao. Vì khách hàng không được trả tiền để nói tốt cho thương hiệu nên những nhận xét đó thường mang tính khách quan, đúng với thực tế. 

Nếu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được khen thì người dùng sẽ cảm thấy đó là sự thật, ít nghi ngờ hơn quảng cáo.

3.2. Tiết kiệm thời gian quảng cáo

UGC còn được xem là một dạng quảng cáo không chính thức, tiếp cận được nhiều khách hàng có cùng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ. Những nội dung được tạo ra hoàn toàn miễn phí từ khách hàng nên doanh nghiệp cũng tiết kiệm được một khoản chi phí tiếp thị cho tiếp thị.

Việc sử dụng UGC giúp cho nhà tiếp thị tiết kiệm được thời gian lọc khách hàng mục tiêu. Bởi vì những người có nhu cầu thường sẽ tự tìm đến các review, feedback trên mạng. 

3.3. Mang lại niềm tin cho khách hàng và doanh nghiệp

Nội dung do người tiêu dùng tạo ra có thể phản ánh chân thực nhất và đúng nhất về chất lượng sản phẩm. 

Khách hàng có thể kiểm chứng bằng cách so sánh với những cam kết mà thương hiệu đã công bố. Nếu sản phẩm thực sự được đánh giá tốt như kỳ vọng thì mọi người sẽ cảm thấy thương hiệu đáng tin cậy, họ sẽ yêu mến thương hiệu và tin dùng sản phẩm hơn.

3.4. Khả năng sáng tạo

Việc sáng tạo ra những chiến dịch truyền thông, quảng cáo là không hề dễ dàng đối với các Marketer. Họ thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để sáng tạo nhưng chưa chắc chiến dịch sẽ thành công như mong đợi. 

Khi sử dụng UGC, Marketer có thể triển khai các kế hoạch nội dung một cách đa dạng mà không cần phải sáng tạo quá nhiều. Hiệu quả nó mang lại cũng khá rõ rệt và mang tính khả quan.

3.5. Tiếp cận người dùng mới

UGC có thể mở rộng tệp khách hàng tiềm năng khi người dùng chia sẻ về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trên các mạng xã hội. 

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Nielsen, 92% người dùng tin rằng nội dung do bạn bè và người thân của họ chia sẻ có ý nghĩa hơn bất kỳ thông điệp nào khác từ chính thương hiệu. 

4.  Cách tối ưu User-Generated Content nhất

4.1. Thiết lập mục tiêu

r3

Cách tối ưu User generated content

Bất kỳ chiến dịch nào cũng cần phải đặt ra mục tiêu cụ thể để biết được đích đến mà mình muốn đạt được. Đối với chiến dịch UGC cũng vậy, bạn phải biết được việc thúc đẩy người dùng tạo ra nội dung là để làm gì, có ích gì cho chiến dịch Marketing và cho doanh nghiệp. 

Khi đã định hình rõ mục tiêu hướng đến là để tăng sự tin cậy thương hiệu, tăng tỷ lệ chốt đơn hay tăng độ tiếp cận khách hàng. Thì lúc này bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lập các chiến thuật chi tiết.

4.2. Chọn kênh cần truyền thông

Có rất nhiều kênh online mà bạn có thể sử dụng để thu thập User generated Content như website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,… Tùy vào hành vi của khách hàng mục tiêu và loại sản phẩm, dịch vụ mà bạn nên tập trung vào một số kênh để thu thập được những nội dung chất lượng.

4.3. Cải thiện sản phẩm dịch vụ của thương hiệu

Cuối cùng, yếu tố cốt lõi giúp cho chiến dịch UGC được thành công đó là chất lượng sản phẩm và quá trình chăm sóc khách hàng. Sản phẩm và cách chăm sóc khách hàng thật sự tốt thì khách hàng mới tạo ra những lời khen chân thực, có sức ảnh hưởng đến các khách hàng khác. 

Bạn có thể nâng cấp, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình từ những góp ý hay lời khen/chê từ khách hàng. Bên cạnh đó, phản hồi họ một cách lịch sự, khéo léo. Điều đó sẽ khiến người dùng dần có thiện cảm và tạo ra nội dung tích cực nhiều hơn.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về User Generated Content là gì và cách sử dụng nó trong việc truyền thông và thu hút khách hàng. Nếu thấy bài viết này bổ ích thì đừng quên chia sẻ hoặc để lại bình luận bên dưới bạn nhé!

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lên đầu trang

Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?