Tìm hiểu 8 cách nhà đầu tư huy động vốn hiệu quả nhất hiện nay

Mục lục

Điền đầy đủ thông tin để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm trong thời gian sớm nhất
Tìm hiểu 8 cách nhà đầu tư huy động vốn hiệu quả nhất hiện nay

Cách để nhiều doanh nghiệp hiện nay duy trì và phát triển bền vững có lẽ là huy động vốn. Đây cách mà doanh nghiệp tìm cho mình nguồn tài trợ, nguồn vốn, tài lực, nhân lực hoặc tài nguyên cần thiết để phục vụ việc làm ăn kinh doanh. 

Việc hiểu rõ các hình thức huy động vốn và cách áp dụng chúng một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng đối với sự thành công và bền vững của doanh nghiệp. Vì thế nên ATP Care sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách thức kinh doanh này nhé! 

Tìm hiểu huy động vốn là gì?

Huy động vốn là gì? 
Huy động vốn là gì?

Theo nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng Peter Lynch thì huy động vốn là cách tạo ra nguồn tài trợ để thực hiện các chiến lược đầu tư và thông qua đó sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. 

Bạn có thể hiểu huy động vốn là quá trình tìm kiếm các nguồn tài trợ, nguồn vốn hoặc nguồn tài nguyên để sử dụng cho mục đích cụ thể của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Đó có thể bao gồm nhiều mục đích như hoạt động kinh doanh, mở rộng chi nhánh, đầu tư hay trả nợ,…

Theo tình hình hiện nay thì nguồn huy động vốn được chia thành hai loại đó chính là nguồn huy động vốn ngắn hạn và nguồn huy động vốn dài hạn. 

teamwork phat trien du an atpcare
Tư vấn xây kênh Marketing

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam 

Hiện nay, có rất nhiều hình thức để huy động vốn nhưng phổ biến nhất là 8 hình thức sau đây: 

Huy động vốn góp ban đầu 

Hình thức huy động vốn góp ban đầu 
Hình thức huy động vốn góp ban đầu

Đây là nguồn vốn được các chủ sở hữu đóng góp khi mới bắt đầu thành lập doanh nghiệp. Thông thường, vốn góp ban đầu được sử dụng nhằm mục đích phục vụ  hoạt động kinh doanh, đầu tư vào tài sản cố định và thực hiện các hoạt động quan trọng cho doanh nghiệp. Tùy thuộc vào sự thay đổi của các chủ sở hữu mà số tiền cũng có thể biến động theo.

Sau đây sẽ là ưu nhược điểm của việc huy động vốn góp ban đầu trong doanh nghiệp:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Không nhất thiết phải trả lãi suất hoặc tiền lãi
  • Doanh nghiệp không phải chịu nợ
  • Phù hợp với doanh nghiệp mới thành lập hoặc có nguồn tài sản chủ sở hữu thấp
  • Tăng uy tín với các bên liên quan và đối tác
  • Quyền quản lý và lợi nhuận phải chia cho các chủ sở hữu hoặc thành viên.
  • Trong quá trình quản lý và ra quyết định tồn tại nhiều xung đột
  • Nếu lợi nhuận không đủ cao thì sẽ bị giới hạn khi huy động số vốn lớn

Huy động vốn tín dụng ngân hàng

Hình thức huy động vốn tín dụng ngân hàng
Hình thức huy động vốn tín dụng ngân hàng

Đây được coi là hình thức huy động vốn khá phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp bởi tính chất đơn giản và khả năng giải ngân nhanh chóng của nó. Thông thường khi bạn sử dụng hình thức này thì việc phải thế chấp tài sản cho ngân hàng là điều hoàn toàn bình thường. 

Việc của bạn là khi đến hạn thanh toán thì phải gom đủ số tiền để hoàn trả cho ngân hàng cả gốc lẫn lời theo như quy định trong hợp đồng. 

Sau đây sẽ là ưu điểm và nhược điểm của loại hình thức huy động vốn này: 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Thời gian huy động nhanh
  • Có nhiều hình thức tín dụng khác nhau để lựa chọn.
  • Giữ nguyên quyền sở hữu của cổ đông  hiện tại 
  • Bắt buộc phải lãi suất trên số tiền vay 
  • Có thể bị tịch thu tài sản của doanh nghiệp nếu không trả đúng hạn 
  • Phải có tài sản bảo đảm như tài sản cố định hoặc tài sản cá nhân

 

VD: Bạn cần vay vốn 500 triệu đồng của ngân hàng  BIDV để sản xuất kinh doanh với mức lãi suất là 7%/ năm và vay trong vòng 24 tháng thì số tiền bạn phải trả tháng đầu tiên là 23 triệu 750 nghìn đồng tính luôn cả lãi. Bên canh đó, tổng số lãi bạn phải trả cho BIDV là 36.458.333 đồng

Huy động vốn tín dụng thương mại

Hình thức huy động vốn tín dụng thương mại
Hình thức huy động vốn tín dụng thương mại

Bạn có áp dụng hình thức huy động vốn này như một nguồn tài trợ ngắn hạn. Đây là hình thức mà các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho nhau thông qua một bản hợp đồng tín dụng. 

Điều này sẽ giúp cho công việc kinh doanh giữa các bên vẫn được diễn ra bình thường nhưng chưa cần sử dụng đến số vốn của mình. 

Hiện nay có ba loại tín dụng thương mại là tín dụng nhà môi giới, tín dụng xuất khẩu và tín dụng nhập khẩu. Sau đây sẽ là những ưu điểm và nhược điểm của hình thức huy động vốn này: 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Hỗ trợ giao dịch quốc tế, giảm rủi ro thanh toán và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu.
  • Tối ưu hóa nguồn vốn và tài chính, duy trì lưu lượng tiền mặt. 
  • Thích hợp cho doanh nghiệp nhỏ, vốn ít 
  • Phải trả lãi suất hoặc phí dựa trên số tiền được vay.
  • Có các tác động tiêu cực đến tín dụng của bạn nếu không trả đúng hạn giao dịch. 

Huy động vốn phát hành cổ phiếu

Hình thức huy động vốn phát hành cổ phiếu
Hình thức huy động vốn phát hành cổ phiếu

Cổ phiếu được hiểu là một loại chứng khoán công nhận quyền sở hữu cổ phần của một công ty. Người nắm giữ cổ phiếu có quyền tham gia vào các cuộc họp cổ động và có thể được hưởng lợi nhuận theo phần trăm trên hợp đồng nếu công ty đó làm ăn thuận lợi. 

Đây cũng là hình thức vay vốn khởi nghiệp khá phổ biến tại các công ty mới ra thị trường và các công ty cổ phần. Một ví dụ cụ thể hơn là vào quý 4/2023 thì Berkshire Hathaway – dưới sự dẫn dắt của huyền thoại Warren Buffett đã huy động vốn bằng cách bán 10 triệu cổ phiếu Apple. 

Việc huy động vốn theo phát hành cổ phiếu phải tuân thủ theo căn cứ Khoản 2 Điều 4 của Luật chứng khoán 2019  là doanh nghiệp bạn khi phát hành phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện và quy định của Luật chứng khoán bao gồm việc có mức vốn điều lệ tối thiểu, hoạt động kinh doanh có lợi nhuận và phải có giải pháp sử dụng vốn thu được từ việc phát hành cổ phiếu.

Dưới đây là các ưu và nhược điểm của hình thức này:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Tăng được vốn đầu tư dài hạn và sẽ không bắt buộc phải trả lợi tức cố định 
  • Không bị giới hạn bởi quy mô vốn
  • Tiếp thu được các nguồn lực về kinh nghiệm, công nghệ, thị trường từ các cổ đông và đối tác mới.
  • Cổ phiếu thường có thể hấp dẫn nhà đầu tư ở mức lợi tức cao
  • Làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của công ty đồng thời cũng giúp nâng cao khả năng vay vốn và mức độ tín nhiệm cho doanh nghiệp.
  • Nhiều công việc phức tạp kèm theo nhiều chi phí liên quan đến phân phối và quảng cáo.
  • Việc tăng thêm cổ đông sẽ gây ra bất lợi cho cổ đông hiện hành và có thể nảy sinh những mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp.
  • Mất sự kiểm soát của cổ đông hiện tại nếu cổ phiếu được mua bởi cổ đông mới có số lượng lớn.

 

Huy động vốn phát hành trái phiếu 

Hình thức huy động vốn góp phát hành trái phiếu
Hình thức huy động vốn góp phát hành trái phiếu

Đây là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp đối với người nắm giữ. Khi bạn phát hành trái phiếu thì người mua trái phiếu sẽ mang tâm thế là “chủ nợ” nên hình thức này khá thu hút nhiều nhà đầu tư. Đây là hình thức huy động vốn dài hạn chưa kể mức lãi suất của nó khá phải chăng. 

Hình thức huy động vốn này khá phổ biến và mới đây nhất thì tập đoàn Vingroup đã hoàn tất kế hoạch huy động vốn thành công với tổng 8.000 tỷ đồng đã đề ra từ việc phát hành trái phiếu. 

Sau đây là các ưu điểm và nhược điểm của hình thức này: 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Khả năng xoay vốn nhanh chóng và hiệu quả.
  • Điều chỉnh được cơ cấu nợ trong doanh nghiệp và đa dạng hóa nguồn tài chính.
  • Lãi suất trái phiếu thường được cố định từ đó doanh nghiệp có thể dự đoán chi phí tài chính.
  • Không phải chia sẻ quyền quản lý và quyền kiểm soát doanh nghiệp cho các nhà đầu tư 
  • Chi phí phát hành trái phiếu thường thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
  • Phải đảm bảo có khả năng trả nợ gốc và lãi suất theo hợp đồng trái phiếu
  • Tốn nhiều chi phí liên quan đến việc phát hành trái phiếu như phí dịch vụ tài chính, phí luật sư và chi phí quảng cáo.
  • Việc vay vốn bằng trái phiếu thì đồng nghĩa với việc Tăng hệ số nợ của doanh nghiệp bạn lên 

Huy động vốn bằng hình thức vay tiền từ tổ chức và cá nhân khác 

Hình thức huy động vốn bằng hình thức vay tiền từ tổ chức và cá nhân khác
Hình thức huy động vốn bằng hình thức vay tiền từ tổ chức và cá nhân khác

Đối với hình thức huy động vốn này thì dựa trên sự quen biết hay các mối quan hệ thân tình của doanh nghiệp bạn với các tổ chức hoặc cá nhân khác. Hình thức này vẫn sẽ phải làm hợp đồng vay tài sản như thông thường. 

Tuy nhiên chỉ khác một điều là nó sẽ phải tuân thủ các quy định về pháp luật dân sự. Ngoài ra, hình thức này cũng phù hợp cho các doanh nghiệp có quan hệ sở hữu như công ty mẹ có thể cho các công ty con của mình vay chẳng hạn. 

Huy động vốn từ quỹ đầu tư 

Huy động vốn từ quỹ đầu tư
Huy động vốn từ quỹ đầu tư

Đây cũng là một hình thức huy động vốn mà doanh nghiệp nên xem xét. Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp hành các điều khoản và điều kiện mà quỹ đặt ra. 

Huy động vốn bằng hình thức này không thể nào bỏ qua nhà đầu tư nổi tiếng George Soros được, ông đã thành lập cho mình quỹ đầu tư Soros Funds Management và giờ nó được mệnh danh là một trong những quỹ đầu cơ sinh lời cao nhất trong lịch sử với tỷ lệ hoàn vốn trung bình hàng năm là 20%. 

Khi bạn sử dụng hình thức này nó không chỉ giải quyết vấn đề tài chính cho bạn mà còn hướng dẫn hoặc đề xuất phương án phát triển cho doanh nghiệp bạn. Hiện nay tại Việt Nam có một số quỹ đầu tư nổi tiếng như VinaCapital Ventures, Cyberagent Ventures, Mekong Capital, IDG Ventures, Golden Gate Ventures, …

Huy động vốn từ lợi nhuận không chia 

Hình thức huy động vốn từ lợi nhuận không chia 
Hình thức huy động vốn từ lợi nhuận không chia

Bạn có thể hiểu đơn giản huy động vốn từ lợi nhuận không chia nghĩa là thay vì nhận một phần hoặc toàn bộ tiền lãi cổ phần từ doanh nghiệp thì bạn có thể sử dụng để mở rộng quyền sở hữu trong doanh nghiệp của mình lên từ đó thực hiện việc tái đầu tư. Cách thức huy động vốn này khá phù hợp cho các doanh nghiệp nhà nước hay các công ty cổ phần. 

Dưới đây sẽ là các ưu và nhược điểm của việc huy động vốn từ lợi nhuận không chia: 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Nâng cao vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh.
  • Giúp nâng cao giá trị tài sản của doanh nghiệp và cổ phần của cổ đông.
  • Không phải trả lãi suất hoặc tiền lãi cổ phần từ đó giúp cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Cổ đông sẽ không nhận được cổ tức trong thời gian tái đầu tư lợi nhuận không chia. 
  • Lợi nhuận không chia cũng không được sử dụng để trả nợ hoặc phân bổ dòng tiền cho cổ đông. 
  • Việc tăng cường vốn cổ phần có thể làm giảm tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện tại nếu họ không tham gia vào quá trình tái đầu tư.

Rủi ro liên quan khi doanh nghiệp huy động vốn

Một khi đã đụng đến tài chính, tiền bạc thì vấn đề rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây sẽ là các rủi ro liên quan đến việc huy động vốn: 

Rủi ro về pháp lý khi huy động vốn

Khi doanh nghiệp huy động vốn chắc chắn sẽ gặp không ít rủi ro vì vậy để tránh vi phạm pháp luật và tiềm ẩn các hậu quả pháp lý không mong muốn bạn nên tìm hiểu một số rủi ro sau đây:

Rủi ro về pháp lý  khi huy động vốn 
Rủi ro về pháp lý  khi huy động vốn
  • Vi phạm quy định chứng khoán: Nếu doanh nghiệp bạn huy động vốn bằng cách hình thức phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu thì bạn phải tuân theo quy định và quyền của Luật chứng khoán cùng các quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán quốc gia. Bạn sẽ phải chịu mức phạt nặng hoặc thậm chí bị thu hồi chứng khoán đã phát hành nếu vi phạm đấy!
  • Không tuân thủ luật thuế:  Doanh nghiệp bạn cần tuân thủ đầy đủ quy định về thuế và báo cáo thuế đúng cách bao gồm nhiều loại thuế liên quan như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng (VAT). 
  • Thông tin sai lệch hoặc thiếu trung thực: Bạn nên cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ khi huy động vốn bởi các nhà đầu tư có thể yêu cầu bồi thường bất cứ lúc nào nếu họ bị mất tiền do thông tin sai lệch.
  • Vi phạm hợp đồng với các nhà đầu tư và cổ đông: Doanh nghiệp cần đảm bảo không vi phạm đến các điều khoản và điều kiện của hợp đồng để tránh bị kiện tụng hoặc mất tiền. Ngoài ra, doanh nghiệp bạn cũng cần chú ý không để tình trạng vi phạm quyền của cổ đông 

Rủi ro về kinh doanh 

Rủi ro về kinh doanh khi huy động vốn 
Rủi ro về kinh doanh khi huy động vốn
  • Một số hình thức huy động vốn có tính thanh khoản thấp điều đó sẽ khiến cho  doanh nghiệp bạn khó có thể thu hồi vốn một cách nhanh chóng. 
  • Việc huy động vốn có thể khiến doanh nghiệp phải chịu rủi ro tài chính nhất định. Nó khiến cho doanh nghiệp gặp áp lực lớn về nợ và có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Rủi ro về tranh chấp

  • Các tranh chấp về thỏa thuận mua cổ phần, góp vốn, vay vốn,… là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng các thỏa thuận trước khi thực hiện huy động vốn. 
  • Doanh nghiệp phải chấp hành việc bảo mật thông tin người đầu tư. Nếu bị lộ thông tin ra ngoài có thể dẫn đến việc bị kiện tụng và mất uy tín doanh nghiệp.

Các lưu ý nhất định phải nắm khi huy động vốn

Các lưu ý cho doanh nghiệp khi huy động vốn 
Các lưu ý cho doanh nghiệp khi huy động vốn

Dưới đây là một số lưu ý để đảm bảo quá trình huy động vốn của doanh nghiệp bạn được “thuận buồm xuôi gió”: 

  • Lên kế hoạch tài chính với số liệu cụ thể, mục tiêu rõ ràng điều đó sẽ góp phần tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. 
  • Đánh giá khả năng trả nợ gốc và lãi suất của doanh nghiệp mình xem có đảm bảo trả đúng hạn hay không để tránh tình trạng tăng nợ.
  • Điều khoản hợp đồng cần rõ ràng và chi tiết bao gồm cả lãi suất, thời hạn, các điều khoản bảo vệ quyền và lợi ích của cả hai bên.
  • Theo dõi tình hình biến động thường xuyên và tiên đoán trước điều có thể xảy ra trong quá trình huy động vốn nhằm có biện pháp xử lý kịp thời
  • Nếu không quá rành về pháp lý giấy tờ bạn nên tham khảo các chuyên gia tài chính hoặc luật sư có kinh nghiệm để giúp bạn huy động vốn một cách thông minh và đúng luật. 

Tổng kết: 

Thông qua bài viết, bạn có thể hình dung rằng việc huy động vốn là một thách thức nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô. Bằng cách hiểu rõ các hình thức huy động vốn như vốn góp ban đầu, tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại,…bạn có thể chọn lựa phương thức phù hợp nhất với nhu cầu và tình hình tài chính của mình. 

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, doanh nghiệp cũng cần phải lường trước các rủi ro pháp lý, kinh doanh và tranh chấp có thể xảy ra. Do đó bạn nên ghi nhớ các lưu ý như đánh giá khả năng trả nợ, tham khảo ý kiến chuyên gia,…để tránh tình trạng không tốt diễn ra nhé!

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Blog liên quan

Lên đầu trang
Zalo zns la gi
TẶNG 2.000 TIN NHẮN ZALO ZNS

Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?