Site icon ATPCare

Social Skills: Định nghĩa và ví dụ

tải xuống 1

Social Skills (Kỹ năng xã hội) là rất cần thiết việc xây dựng các mối quan hệ cá nhân và cả trong công việc. Thể hiện kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả giúp bạn rất nhiều trong sự nghiệp, đóng góp vào thành tích của công ty, hoạt động tốt trong quá trình tuyển dụng, mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp của bạn và nhiều hơn nữa.

Hiểu và cải thiện những kỹ năng xã hội của bạn sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận Social skills (Kỹ năng xã hội) là gì, tại sao chúng quan trọng và làm thế nào để cải thiện Social Skills.

Social Skills là gì?

Social Skills hay còn gọi là kỹ năng xã hội, nó còn có cái tên khác như kỹ năng mềm hay kỹ năng cá nhân, chiếm phần lớn trong bộ kỹ năng này là kỹ năng giao tiếp. Có một số loại giao tiếp chúng ta sử dụng hằng ngày bao gồm: lời nói, bằng văn bản và bằng hình ảnh.

Kỹ năng bằng lời nói liên quan đến ngôn ngữ nói, trong khi giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ cơ thể, nét mặt và ánh mắt. Bất cứ khi nào bạn tương tác với khác, bạn sẽ sử dụng các kỹ năng xã hội. Theo một cách nào đó, kỹ năng xã hội tốt 

Tại sao Social Skills lại quan trọng?

Social Skills rất quan trọng vì giúp bạn xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng và những người bạn mới. Social Skills đóng vai trò lớn trong việc duy trì và cải thiện vị trí, ngành nghề hoặc kinh nghiệm của bạn.

Với Social Skills, nó giúp bạn rất nhiều đặc biệt trong việc đầu tư vào các mối quan hệ, cụ thể như:

Social Skills cũng rất quan trọng để thể hiện các kỹ năng của bạn với nhà tuyển dụng. Có thể xây dựng mối quan hệ với những người khác một cách hiệu quả là một trong những điều mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Nó cũng cho thấy bạn phù hợp của bạn với văn hóa công ty họ.

Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê ra 6 kỹ năng xã hội rất quan trọng mà bạn nên có

6 kỹ năng xã hội mà bạn cần có

Giao tiếp hiệu quả

Khả năng giao tiếp hiệu quả với người khác là một kỹ năng xã hội cốt lõi. Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ, bạn có thể chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng của mình một cách rõ ràng với người khác. Những nhà lãnh đạo giỏi thường có kỹ năng giao tiếp tốt bởi vì họ có thể thể hiện khả năng lãnh đạo, trình bày dự án và giao tiếp với người khác.

Giải quyết xung đột

Những bất đồng và không hài lòng có thể phát sinh trong mọi tình huống. Giải quyết xung đột là khả năng đi đến nguồn gốc của vấn đề và tìm giải pháp khả thi. Nếu bạn có kỹ năng giải quyết xung đột tốt, bạn có thể rất phù hợp với vị trí quản trị nhân sự, nơi bạn có thể giải những bất đồng giữa các nhân viên. Với kỹ năng này, bạn có thể giải quyết xung đột về sản phẩm, khách hàng, chính sách của công ty…

Lắng nghe tích cực

Lắng nghe tích cực là khả năng chú ý đến người đang giao tiếp với bạn. Những người lắng nghe tích cực thường được đồng nghiệp đánh giá cao do sự quan tâm và tôn trọng mà họ dành cho người khác. Bạn có thể tăng kỹ năng kỹ năng lắng nghe tích cực bằng cách tập trung vào người nói và bạn có thể chuẩn bị những câu hỏi để có thể hồi đáp một cách hiệu quả.

Đồng cảm

Đồng cảm là khả năng hiểu và đồng cảm với cảm xúc người khác.Nếu bạn có sự đồng cảm, nhiều khả năng mọi người sẽ muốn tâm sự với bạn. Trở nên đồng cảm hơn cần một nỗ lực có ý thức để xem xét cẩn thận cảm giác của người khác. Nếu bạn phát triển một mối quan hệ, việc đồng cảm với họ là vô cùng cần thiết để xây một mối quan dựa trên sự cảm thông và hiểu nhau.

Quản trị mối quan hệ

Quản trị mối quan hệ là khả năng duy trì mối quan hệ và xây dựng các kết nối quan trọng. Ví dụ: Nếu bạn đang làm việc trong phòng quản trị mối quan hệ khách hàng, bạn có thể chịu trách nhiệm chịu trách nhiệm quản lý mối quan hệ giữa công ty của bạn và một nhóm khách hàng cụ thể. Đây là một kỹ năng xã hội hữu ích nhằm giữ vững các mối quan hệ và tối ưu chuyển đổi từ khách hàng.

Sự tôn trọng

Một khía cạnh của mối quan hệ là biết khi nào nên giao tiếp và trả lời. Trong giao tiếp, cho phép người khác nói mà không bị gián đoạn được xem là một kỹ năng giao tiếp gắn liền với sự tôn trọng. Giao tiếp một cách trọng cũng có nghĩa là sử dụng thời gian của bạn với người khác một cách khôn ngoan theo chủ đề, hỏi những câu hỏi rõ ràng và trả lời một cách mạch lạc.

Cách cải thiện kỹ năng xã hội

Có một số cách để cải thiện kỹ năng xã hội của bạn. Dưới đây một vài cách mà bạn có thể bắt đầu:

Nếu bạn đang tìm kiếm những kỹ năng xã hội để gây ấn tượng trước nhà tuyển dụng và giúp bạn vượt trội trong hầu hết mọi công việc thì bạn có thể rèn luyện một vài kỹ năng chúng tôi để nêu trên để trở nên thành công hơn.

Dịch từ: indeed.com

 

Rate this post
Exit mobile version