Tất cả chúng ta đều quá quen với việc các cửa hàng trang trí nhân dịp Giáng Sinh, các hãng máy bay “hối thúc” bạn phải đặt vé sớm cho dịp Tết,… Tuy nhiên, seasonal marketing không chỉ đơn thuần là việc trang trí lại cửa hàng (hoặc trang Facebook của thương hiệu), hay chạy những chương trình giảm giá.
Vậy Seasonal marketing là gì? Hãy cùng ATPCare tìm hiểu về hình thức quảng bá này trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Seasonal marketing là gì?
1. Seasonal marketing là gì?
Seasonal marketing hay còn gọi là marketing mùa lễ hội, là một hình thức marketing chú trọng vào việc tạo những chiến dịch quảng bá dựa trên các sự kiện xảy ra hằng năm. Seasonal marketing chính là một phần của chiến lược social media marketing.
Seasonal marketing thường được xoay quanh 3 sự kiện hằng năm sau:
- Ngày lễ chính thống: Đây là những ngày lễ được tổ chức, ăn mừng lớn nhất bao gồm Tết, Lễ Giáng Sinh, 30/4-1/5, Ngày Quốc Khánh hoặc thậm chí là những ngày như Lễ Tình Nhân, Ngày của cha, Ngày của mẹ,…
- Ngày lễ không chính thống: Đây không hẳn là những ngày lễ, nhưng lại thường được nhiều người quan tâm ví dụ như Ngày Trái Đất, Ngày lễ bạn thân,… Tùy vào đối tượng khách hàng của bạn, hãy tìm ra những ngày lễ mà họ quan tâm.
- Những sự kiện mang tính chất văn hoá: Tiêu biểu như ngày tựu trường, ngày nghỉ hè,…
2. Seasonal marketing còn phù hợp nữa hay không
2.1 Dành cho những mặt hàng B2C
Hầu hết tất cả các brand B2C đều có thể chạy các chiến dịch seasonal marketing. Bạn không nhất thiết phải có một sản phẩm được gói lại thành quà tặng hoặc tạo những chương trình khuyến mãi để có thể hưởng lợi từ mùa lễ hội.
Thật ra, một đặc điểm chung của các chiến dịch marketing mùa lễ hội thành công đó là cung cấp cho người dùng những nội dung quý giá, hữu ích, và độc đáo.
Ví dụ: Nếu bạn đang vận hành một doanh nghiệp bán những sản phẩm gốm thủ công, tất nhiên là bạn có thể chuẩn bị và ra mắt một dòng sản phẩm riêng chỉ dành cho mùa Giáng Sinh. Hoặc bạn có thể tạo một chương trình khuyến mãi đặc biệt khi mua sản phẩm theo bộ.
Tuy nhiên, chiến dịch marketing mùa lễ hội của bạn còn có thể có những content khác độc đáo hơn, thú vị hơn.
- Một video ngắn quay lại quá trình sản xuất, đóng gói và ship hàng cho giai đoạn này. Bạn có thể đính kèm những lời cảm ơn trên những chiếc thiệp nhỏ. Content này là dạng content behind the scene, được nói thêm ở bên dưới.
- Một infographics giúp khán giả của bạn chọn quà phù hợp cho từng thành viên trong gia đình (tất nhiên là liên quan đến mặt hàng của bạn rồi).
- Chia sẻ công thức món ăn được chế biến sử dụng chính mặt hàng của bạn.
Điều đặc biệt của các content như thế này đó là doanh thu của bạn sẽ không bị sụt giảm (vì các chương trình khuyến mãi) mà có thể còn tăng mạnh mẽ hơn. Đó là vì bạn cung cấp những thông tin thật sự hữu ích và thú vị cho khán giả, gợi sự hứng thú mua hàng của họ một cách tự nhiên nhất có thể.
Một mẹo nhỏ khác để giúp bạn dễ dàng tăng doanh số trong mùa lễ hội: miễn phí shipping. Theo nghiên cứu của 451 Marketing, có đến 76% người tiêu dùng cảm thấy “mủi lòng” hơn khi các nhãn hàng có chính sách miễn phí vận chuyển.
2.2 Dành cho những mặt hàng B2B
Thậm chí là những công ty chỉ có mặt hàng B2B cũng có thể chạy những chiến dịch seasonal marketing.
Ví dụ: Công ty của bạn kinh doanh các mặt hàng nội thất cho văn phòng. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp thường không đợi đến ngày lễ để mua những vật dụng họ cần. Vì vậy, chiến dịch seasonal marketing của bạn khó có thể thành công nếu nó chỉ bao gồm những sản phẩm khuyến mãi.
Thay vào đó, hãy thử sáng tạo hơn với các content sau cho chiến dịch seasonal marketing:
- Một bài chia sẻ trên blog hoặc social media các cách tổ chức tiệc ngay tại văn phòng với một ngân sách nhỏ.
- Mẹo chia sẻ những cách trang trí văn phòng mùa lễ hội một cách sáng tạo nhất.
- Hoặc bạn có thể tạo một hashtag riêng, và khuyến khích khách hàng của mình chia sẻ nhiều hình ảnh về văn phòng của họ trong mùa lễ hội.
Tuy doanh nghiệp của bạn có thể hưởng lợi từ một số ngày lễ, điều này không có nghĩa là bạn nên chạy chiến dịch seasonal marketing cho tất cả các ngày lễ. Bạn nên quan sát tập khách hàng của mình, xem họ quan tâm đến những ngày lễ nào và chỉ nên chú trọng vào những ngày lễ đó.
3. Một số case study điển hình về seasonal Marketing?
Seasonal marketing thường được thực hiện thông qua các hình thức quảng cáo đặc biệt dành cho riêng mùa đó, cụ thể như:
3.1 Chiến dịch quảng cáo
Xây dựng chiến dịch quảng cáo từ sớm
Không khó để nhận ra các nhãn hiệu thường ưa chuộng việc tung ra các chiến dịch quảng cáo hay TVC cụ thể cho những mùa phổ biến trong năm. Điển hình vào Giáng sinh năm nay, rất nhiều nhãn hàng đã nhanh chóng “tung” quảng cáo của mình từ ngày đầu tháng 11 để tiếp cận người tiêu dùng từ sớm.
3.2 Bao bì sản phẩm
Nâng cấp bao bì sản phẩm trong dịp đặc biệt không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm mà còn giúp nhãn hàng trở nên nổi bật so với đối thủ.
3.3 Pop-up store
Mô hình pop up store
Mô hình ‘pop-up store’ khởi nguồn từ thương hiệu thời trang Nhật Bản là Comme des Garçon. Người sáng lập thương hiệu đã sử dụng mô hình trên khắp thế giới như Phần Lan (Helsinki), Ba Lan (Warsaw), Singapore, Hồng Kông,.. để tạo dấu ấn riêng cho mình. Sự thành công của Comme des Garçon là yếu tố khiến cho các công ty khác bắt đầu áp dụng mô hình này.
Nhiều nhà bán lẻ đã và đang sử dụng cửa hàng pop-up để thu hút khách hàng và tạo tiếng vang cho thương hiệu trong thời gian giới hạn. Các cửa hàng này thường kích thích sự tò mò và mong muốn được khám phá của khách hàng dựa vào thời gian gấp rút cũng như những yếu tố bất ngờ như địa điểm, sản phẩm.
Tương đương với pop-up store chính là các trang web flash sales trực tuyến. Sự bùng nổ của thương mại điện tử trong thời điểm work-from-home đã thúc đẩy sự phát triển của mô hình này.
Mong rằng qua những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn Seasonal marketing là gì. Trong tương lai gần, seasonal marketing được dự đoán sẽ phát triển hơn khi mà các nhà bán lẻ cũng như thương mại điện tử đang cố gắng kích cầu sau dịch bệnh. Cùng chờ đón những đổi mới từ các thương hiệu nhé.