Phân tích thị trường là gì? Quy trình phân tích thị trường được nhiều công ty sử dụng

Mục lục

Điền đầy đủ thông tin để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm trong thời gian sớm nhất
Phân tích thị trường là gì? Quy trình phân tích thị trường được nhiều công ty sử dụng

Phân tích thị trường không chỉ đơn thuần là việc thu thập thông tin mà còn là quá trình đánh giá toàn diện các yếu tố như hành vi, nhu cầu của người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và cơ hội kinh doanh. Qua đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả và thích ứng nhanh chóng với những biến động của thị trường. 

Bài viết này của ATPCare sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về khái niệm phân tích thị trường, tầm quan trọng của nó và hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện để đạt được kết quả tối ưu nhất. 

Khái niệm phân tích thị trường là gì?

Phân tích thị trường là gì?
Phân tích thị trường là gì?

Phân tích thị trường là công việc thu thập thông tin phù hợp về thị trường mục tiêu mà bạn nhắm đến và tiến hành phân tích, đánh giá về chúng. 

Chi tiết hơn về phân tích thị trường là bạn phải phân tích được hành vi, nhu cầu của người tiêu dùng, phân tích được đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh doanh hiện tại lẫn cơ hội phát triển của doanh nghiệp,…Thông qua quá trình đánh giá đó bạn sẽ đưa ra được các chiến lược thích hợp cho doanh nghiệp của mình. 

Tại sao doanh nghiệp cần phân tích thị trường

Muốn kinh doanh bất cứ sản phẩm hay dịch vụ gì bạn đều cần phải phân tích thật kỹ thị trường. Bởi bạn phải bán thứ khách hàng cần chứ không phải bán thứ bạn có nên nếu bạn không hiểu rõ về nhóm khách hàng mục tiêu của mình, xem có sở thích gì, nhu cầu gì, hành vi và thói quen mua hàng ra sao thì làm sao bạn có thể bán cho họ được. 

Chưa kể, nếu bạn hiểu rõ về khách hàng của mình thì sẽ có thể phục vụ họ được tốt hơn. 

Việc bạn phân tích thị trường cũng sẽ giúp bạn cập nhật nhanh được xu hướng hiện tại bởi bạn biết rồi mà, mỗi một phút giây trôi qua mọi vật đều biến chuyển vì thế nếu không bắt kịp xu hướng thì sản phẩm/ dịch vụ của bạn sẽ bị cho là lỗi thời. 

Xu hướng của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội
Xu hướng của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội

Thông qua đó, bạn cũng có thể phát triển cho mình những sản phẩm mới chất lượng và hợp thị hiếu khách hàng hơn. Thậm chí, doanh nghiệp bạn có thể dự đoán trước cho mình những điều có thể xảy ra trong tương lai nhờ vào nguồn thông tin đã thu thập và phân tích. 

Từ đó, bạn hoàn toàn có thể lên chiến lược về tiếp thị, thay đổi giá, phân phối,…sao cho thích hợp để chủ động xử lý khi có biến cố ập đến. 

Ngoài đánh giá được khách hàng mục tiêu lẫn xu hướng thị trường thì phân tích thị trường còn giúp bạn đánh giá được cả đối thủ cạnh tranh. Thông qua các thông tin về sản phẩm/dịch vụ, các chiến lược tiếp thị và các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ thì bạn có thể tìm cho mình một chiến lược cạnh tranh an toàn và hiệu quả nhất. 

Đồng thời, qua đó bạn cũng phát hiện được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình và phát huy nó tối đa. 

Các bước để phân tích thị trường chính xác nhất

Bạn muốn phân tích thị trường một cách chính xác nhất thì bạn nên thực hiện theo một quy trình nhất định và phải tuân thủ nó. Bạn hãy tham khảo các bước phân tích thị trường dưới đây nhé! 

Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích

Bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu của đợt phân tích thị trường lần này. Dưới đây là các yếu tố mà bạn cần tham khảo khi bắt tay vào xác định mục tiêu để phân tích:

Bạn cần phải xác định mục tiêu cần muốn phân tích
Bạn cần phải xác định mục tiêu cần muốn phân tích
  • Mục đích phân tích: mục đích của đợt phân tích này chủ yếu là gì? Có thể là đánh giá đối thủ cạnh tranh, xác định cơ hội thị trường hiện tại hay, đánh giá lại hiệu quả hoạt động,…
  • Phạm vi phân tích: Bạn muốn phân tích tại thị trường nào, phân khúc sản phẩm/ dịch vụ nào của doanh nghiệp
  • Nguồn lực doanh nghiệp: bạn hãy dự trù cho mình chi phí và thời gian triển khai hợp lý, tránh trường hợp thiếu hụt ngân sách hoặc không đủ nguồn nhân lực để thực hiện. 
  • Phương pháp phân tích: bạn phải chọn lựa phương pháp phân tích phù hợp với ngân sách và nhân lực của mình. Nếu tài chính đủ mạnh hãy thực hiện nhiều phương pháp để tăng tính xác thực nhất như khảo sát, phỏng vấn, thu thập dữ liệu thứ cấp, thu thập dữ liệu sơ cấp,….

Bước 2: Hiểu khách hàng mục tiêu đang có nhu cầu gì

Muốn kinh doanh hiệu quả thì bạn phải hiểu được khách hàng của mình Dưới đây là một số thông tin mà bạn có thể khai thác từ khách hàng hàng mục tiêu của mình: 

Các yếu tố của chân dung khách hàng mục tiêu mà bạn cần tìm
Các yếu tố của chân dung khách hàng mục tiêu mà bạn cần tìm
  • Khách hàng đó là ai? Giới tính gì? Thu nhập hàng tháng khoảng bao nhiêu?
  • Họ đang gặp vấn đề gì? 
  • Họ có nhu cầu giải quyết vấn đề đó như thế nào? Muốn giải pháp ra sao? 
  • Họ thường tìm kiếm thông tin từ kênh nào?
  • Họ có những thói quen mua sắm nào đặc biệt nào? Họ thường mua sắm theo khung giờ nào?
  • Họ có thích marketing theo hướng nào? Vui vẻ hay nhẹ nhàng?
  • Họ thích mua sản phẩm giá rẻ hay mua đồ mắc một chút nhưng lại freeship? 

Bước 3: Chi phí và ngân sách thực hiện

Bạn khi thực hiện bất cứ công việc cũng cần phải kiểm tra xem ngân sách và chi phí cho việc đó có đủ hay không? Hãy linh hoạt trong kế hoạch tài chính của bạn để tối ưu tối thiểu chi phí phải bỏ ra. 

Bạn phải dự trù được ngân sách và chi phí
Bạn phải dự trù được ngân sách và chi phí

Công đoạn nào không cần thiết lắm thì nên hạn chế hoặc bỏ luôn. Ngoài ra, bạn nên linh hoạt trong kế hoạch của mình không nên quá nhất nhất theo bản kế hoạch từ đầu. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tính toán chi phí được hợp lý hơn. 

Bước 4: Thu thập dữ liệu

Dưới đây là một số phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo: 

Thu thập dữ liệu thông qua các nền tảng xung quanh
Thu thập dữ liệu thông qua các nền tảng xung quanh
  • Nghiên cứu sơ cấp: Đây là nguồn dữ liệu trực tiếp từ các khách hàng hoặc đối thủ thông qua các form khảo sát tại chỗ, phỏng vấn, cuộc hội thảo,….hay bạn chỉ cần tập trung quan sát khách hàng của mình 
  • Phân tích dữ liệu website và mạng xã hội: Thu thập theo phương pháp này sẽ giúp bạn có rất nhiều thông tin. Bạn nên chọn lọc thông tin phù hợp và cần thiết cho doanh nghiệp mình nhé! 
  • Phân tích dữ liệu bán hàng: Thông qua các dữ liệu bán hàng của doanh nghiệp mình thì bạn cũng sẽ nhận định được xu hướng thị trường hiện tại cũng như hiệu quả các các sản phẩm/ dịch vụ mình đang kinh doanh. 

Bước 5: Phân tích và đánh giá thị trường

Sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá thị trường
Sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá thị trường

Dựa trên tất cả các thông tin mà bạn thu thập được thì hãy triển khai phân tích chúng và đánh giá chi tiết chúng. Từ đó, bạn sẽ biết được mình đang có những điểm mạnh, cơ hội nào và yếu tố nào bạn cần cải thiện để nâng cao trải độ hài lòng của khách hàng. Từ đó, đưa ra các kế hoạch hợp lý cho chặng đường kinh doanh trong tương lai. 

Những mục tiêu cần đạt được khi phân tích thị trường

Hiểu rõ thị trường mục tiêu

Hiểu rõ được thị trường mục tiêu là mục tiêu cần đạt được khi phân tích thị trường
Hiểu rõ được thị trường mục tiêu là mục tiêu cần đạt được khi phân tích thị trường

Bạn cần phải nắm rõ điều khách hàng cần, nhu cầu khách hàng, hành vi  mua hàng của họ có điều gì cần đặc biệt chẳng hạn như họ thích mua vào khung giờ nào, trước khi mua phải xem đánh giá bình chọn, xem review như thế nào, khách hàng độ tuổi nào thích săn sale,  khuyến mãi khung giờ nào là hợp lý,… 

Ví dụ: Nếu bạn muốn đăng bài content trên Facebook thì phải lựa khung giờ nào đa số mọi người đều online nhiều như giấc trưa tầm 11 – 13h hoặc 19 – 21h. Hoặc nếu bạn muốn thu hút khách hàng thì phải show cho họ biết rằng shop bạn chất lượng cao thông qua đánh giá trên Shopee. Thông thường thì các shop phải ít nhất 4.8 sao trở lên may ra khách hàng họ sẽ tin tưởng.

Nói chung bạn phải hiểu khách hàng để khi khách hàng có nhu cầu gì thì mình đều đáp ứng được nhu cầu đó. Từ đó, bạn có thể xây dựng được các chiến lược marketing thông minh và hiệu quả phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu.

Đánh giá được cơ hội và thách thức của thị trường

Nếu bạn đã phân tích thị trường xong xuôi nhưng vẫn chưa đánh giá được cơ hội và thách thức của thị trường đối với doanh nghiệp mình thì bạn nên tiến hành phân tích lại. 

Đây là một điều rất quan trọng, cơ hội mất đi thì khó mà lấy lại được nên bạn phải biết nắm bắt và tận dụng nó để phát triển doanh nghiệp. Vậy nên, hãy nhìn nhận và đánh giá thị trường thật kỹ nhé! 

Vào tầm hè năm ngoái thì món trà măng cụt đã là cơ hội kinh doanh mới cho nhiều người
Vào tầm hè năm ngoái thì món trà măng cụt đã là cơ hội kinh doanh mới cho nhiều người

Ví dụ: Bạn đang kinh doanh trà sữa, bạn sẽ phải biết được cơ hội và thách thức của dòng sản phẩm này, phải biết được các trend mới nhất cũng môi trường kinh doanh đang chuộng loại nước nào, chẳng hạn mùa này là mùa của trái cây như chôm chôm, xoài, măng cụt,…thì bạn có thể chế biến các món trà giải nhiệt từ nó để thu hút khách hàng. 

Đánh giá được đối thủ cạnh tranh

Bạn phải tìm hiểu kỹ đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Bạn phải hiểu rõ được điểm mạnh của điểm mạnh, điểm yếu, các chiến lược của họ để mà ứng phó sao cho phù hợp. 

Bạn phải hiểu rõ được đối thủ cạnh tranh của mình
Bạn phải hiểu rõ được đối thủ cạnh tranh của mình

Bạn hãy biến điểm yếu của đối thủ thành điểm mạnh của mình, hãy xem đối thủ có ý tưởng nào thú vị, bạn có thể tham khảo và nhận định lại doanh nghiệp mình cần khắc phục điều đó không?  

Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp 

Thông qua việc bạn phân tích thị trường mục tiêu, đối thủ và môi trường xung quanh thì bạn sẽ xây dựng được cho mình chiến lược kinh doanh hiệu quả và hợp lý nhất thời điểm hiện tại. 

Ví dụ bạn muốn mở rộng kinh doanh sang một tỉnh miền Tây thì bạn phải hiểu người miền Tây thường sinh hoạt giờ nào, họ sẽ chú trọng giá rẻ hay thiên về chất lượng, họ thích quảng cáo như thế nào,…

Nhờ hiểu rõ được tệp khách hàng của mình mà Aba đã rất thành công tại các tỉnh miền Tây
Nhờ hiểu rõ được tệp khách hàng của mình mà Aba đã rất thành công tại các tỉnh miền Tây

Nguồn ảnh: BrandsVietNam

Đơn cử nhé là bột giặt Aba, với lối quảng cáo dân dã pha chút hài hước, hào sảng của người dân miền Tây nên hãng bột giặt này đã thành công chiếm được cảm tình của người tiêu dùng nơi đây. 

Những tài nguyên quan trọng khi phân tích thị trường

 

  • Khảo sát thực tế: Bạn hãy đến các cửa hàng bán sỉ và lẻ hoặc các chi nhánh bán hàng của mình để thu thập số liệu. Đồng thời, bạn cũng có thể thu thập từ nhà cung cấp của bạn. Hãy làm khảo sát này định kỳ 3 -6 tháng nhé để thu được kết quả mới và thực tế nhất. 
Phân tích thị trường thông qua cách khảo sát bằng điện thoại
Phân tích thị trường thông qua cách khảo sát bằng điện thoại
  • Khảo sát qua điện thoại: Thông qua số điện thoại được cung cấp để trực tiếp khảo sát người tiêu dùng. Bạn hãy giữ liên lạc với các khách hàng của mình sau mỗi lần giao dịch để tham khảo ý kiến cũng như mức độ hài lòng của họ. Hãy hỏi họ rằng sản phẩm/ dịch vụ có điểm gì cần khắc phục và cải thiện nó, song song đó hãy mời họ lần sau đến trải nghiệm sự thay đổi tích cực này nha. 
  • Khảo sát trên các nền tảng mạng xã hội: Ngoài tác dụng giải trí thì các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Google, TikTok lại chứa vô vàn những thông tin đắt giá đấy. Trên đó sẽ chứa insight của nhóm khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn. Chưa kể, đó là còn là một nền tảng để bạn nghiên cứu đối thủ lẫn tìm ý tưởng kinh doanh. 
Phân tích thị trường thông qua các nền tảng mạng xã hội
Phân tích thị trường thông qua các nền tảng mạng xã hội
  • Khảo sát thông qua các cuộc hội thảo: Các buổi hội thảo sẽ là nguồn thông tin quý giá mà bạn nên khai thác, họ sẽ cho bạn những ý kiến độc đáo và lời góp ý chân thành nhất. Từ đó, bạn sẽ ngày càng hoàn thiện chiến lược kinh doanh của mình hơn. 
  • Thu thập từ Email: Bạn có thể thông qua email của khách hàng để biết xem họ còn quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của mình hay không hoặc đơn giản là nhắc cho họ nhớ về sản phẩm của mình thôi. Đồng thời, bạn vẫn có thể tận dụng email để thu được ý kiến khách hàng qua việc kêu gọi khách hàng điền form. 

Tổng kết

Phân tích thị trường là một quá trình không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Qua những bước phân tích chi tiết từ xác định mục tiêu, hiểu rõ khách hàng, đến việc thu thập và đánh giá dữ liệu, bạn sẽ có thể định hình con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp của mình. 

Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích và trở thành nguồn tài nguyên quý giá giúp bạn thành công trong hành trình kinh doanh của mình.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Blog liên quan

Lên đầu trang
Zalo zns la gi
TẶNG 2.000 TIN NHẮN ZALO ZNS

Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?