Nỗi sợ viết là điều không thể tránh khỏi ở các bạn newbie khi mới vào ngành Content. Sau nhiều lần chuyện trò , mình nhận thấy nỗi sợ viết này xuất phát từ 2 lí giống nhau (và cũng là lí do khiến mình sợ viết lúc trước). 2 cản trở này sẽ ghì chân bạn khi đi qua “thung lũng Content” muôn sắc màu. Đừng bỏ đi vội, hãy cùng mình phân tích nguyên nhân và tìm ra giải pháp cho vấn đề này nhé
2 lí do của nỗi sợ viết?
Peer pressure
Truyền thông, mạng xã hội liên tục đưa tin về những case study thành công từ sớm khiến gen Z chúng ta – thế hệ tiếp xúc với công nghệ và tin tức nhanh chóng mặt từ sớm ngày càng áp lực và hoài nghi chính mình. Hoài nghi năng lực mình không đủ tốt, hoài nghi tố chất mình không đủ mạnh để một phát nhận được job, viết thật hay. Tình trạng này dẫn đến nỗi sợ viết ở các bạn mới vào ngành, khiến chúng ta cứ mãi lo lắng nghĩ ngợi không thôi. Lúc trước cứ hễ thấy ai kiếm được nhiều tiền nhờ Content là lòng mình lại dậy sóng, mình tự dằn vặt bản thân không đủ cố gắng, nhưng sự hiếu thắng cũng đồng thời khiến cho lửa chiến trong mình cháy rực, nhưng rồi sau đó thì sao? Nguyên nhân thứ 2 xuất hiện.
Trì hoãn kinh niên
Sự hưng phấn đó nhanh chóng dập tắt khi mình gặp một vài khó khăn hiện diện trong quá trình tập viết, mình bỏ dở giữa chừng để chuyển sang những hoạt động dễ dàng hơn như nghe nhạc, lướt Facebook, xuống bếp nấu ăn với mẹ. Rồi khi một ngày kết thúc, mình nhận ra mình chưa làm được gì cả. Vòng lặp đó cứ lẩn quẩn khiến chúng ta chán nản. Hồi đầu mình cứ nghĩ “ừ thì để mai làm cũng được mà”. Nhưng sự thật là – chẳng qua ta chỉ đang cho mình lí do để lười biếng mà thôi.
TRÌ HOÃN VIẾT CÓ THỂ GIẢI THÍCH DƯỚI GÓC NHÌN KHOA HỌC KHÔNG?
Có thể bạn chưa biết, những hoạt động như giải quyết vấn đề, lên kế hoạch, tự quản trị bản thân đều chịu sự kiểm soát của hệ thống thùy trán trước. Giảng viên Laura Rabin trường Đại học Brooklyn cho biết chính mối liên hệ giữa khả năng tự kiểm soát bản thân với sự trì hoãn trừu tượng là nguyên do dẫn đến hành vi trì hoãn thường thấy ở học sinh, sinh viên.
Nhà triết học John Perry (Stanford) – Tác giả của quyển sách “The Art of Procrastination – Nghệ thuật của việc trì hoãn” cho rằng chính hành động chuyển đổi những công việc có mức độ ưu tiên cao hơn bằng những việc có mức độ ưu tiên thấp mà bản thân yêu thích hoặc cảm thấy thoải mái hơn sẽ khiến cho hiệu suất lao động bị hao hụt. Ngoài ra, trong nghiên cứu về những ảnh hưởng xấu của sự trì hoãn, giáo sư tâm lý học (Đại học DePaul, Mỹ) Ferrari kết luận rằng với lối sống thiếu kỷ luật như vậy, người trì hoãn kinh niên muốn người khác nghĩ rằng họ thiếu nỗ lực làm việc chứ không phải là thiếu khả năng.
Từ sau khi đọc được nghiên cứu này, mình nhận ra rằng bản thân chưa từng cho năng lực cơ hội để phát triển, rằng khoảng cách giữa ý muốn và hành động cụ thể là quá lớn để mình phát triển. Nhưng may thay, mọi việc đều có cách của nó.
BÍ MẬT HÉ MỞ – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Là người viết content, mong muốn cụ thể của chúng mình chắc chắn là loại bỏ nỗi sợ viết ban đầu và tập trung 1000% công suất để viết 1 bài cho ra trò. Đây là một số phương pháp mình đã áp dụng để dần dần triệt tiêu nỗi sợ mang tên hoài nghi và trì hoãn.
Phương pháp 5 giây: bất cứ khi nào bạn muốn làm gì đó (như viết bài hay làm bài tập chẳng hạn) thì hãy đếm đúng 5s rồi bật dậy làm ngay. Giả dụ bạn muốn viết gì đó để xây dựng thương hiệu của mình, thì đếm 1,2,3,4,5 rồi mở lap lên viết ngay. Nếu đếm rồi mà còn chưa muốn làm nghĩa là việc đó không quá quan trọng.
Tìm người quản trị mình: nếu bạn khó có thể cam kết với mục tiêu của mình -> hãy nhờ người khác giám sát bạn. Ví dụ thường thấy nhất là 10 cái báo thức cũng không bằng tiếng mẹ gọi dậy ;))). Dễ hiểu thôi là do bạn không tự dậy được (thiếu kỷ luật) thì buộc phải nhờ mẹ “trị” mình. Hoặc nếu bạn muốn giành học bổng thì hãy tự tuyên bố với bạn mình “nếu kỳ này tui không được học bổng thì tui mời bạn 10 ly trà sữa (cỡ 500k á), đưa trước cho bạn mình 500k luôn. Tự nhiên có áp lực liền. Đó là bạn đang nhờ người khác (bạn mình) quản trị bạn đó. Tương tự với học Content, nếu bạn không tự học được thì tìm thầy, tìm khóa học mà học. Phàm là thứ tự bỏ tiền ra mua thì đố mà thiếu cam kết được. Mình thì không dám tuyên bố vs ai tại sợ quê ;))), nên mình tìm khóa học để join luôn để vừa có kiến thức, vừa có lộ trình bài bản.
Chấp nhận năng lực hiện tại của bản thân: truyền thông thì đương nhiên phải đưa tin những nhân vật không tầm thường rồi, nếu không thì có gì để đọc, để xuýt xoa trầm trồ đâu. Nhưng bạn cần hiểu là không phải ai cũng xuất sắc tới vậy, và để có được thành tựu đó thì những nhân vật xuất chúng ấy cũng đã phải rất cố gắng, nỗ lực gấp chúng ta nhiều lần. Vì cái gì cũng có giá của nó hết trơn. Do đó, thay vì tự so sánh rồi nghĩ ngợi lung tung phí thời gian, bạn hãy quay lại 2 cách trên ;))), có những hành động cụ thể. Chấp nhận khả năng hiện tại không có nghĩa là buông xuôi, mà là dũng cảm đối đầu với thiếu sót của mình, là can đảm bắt đầu từ con số 0, lấy hết dũng khí học hành cho ra ngô ra khoai rồi bắt tay vào thực hành.
Tổng kết
Mong là bài viết này có thể giúp bạn gói mang về thứ gì đó hay ho, có ích và giải quyết được nỗi sợ viết. Và nếu bạn còn trăn trở trên con đường Content thì có thể tham khảo một số bài viết ở đây nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi đến đây
Rate this post