Nhượng quyền thương mại là gì? Quy định, hình thức nhượng quyền thương mại

Mục lục

Điền đầy đủ thông tin để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm trong thời gian sớm nhất
Nhượng quyền thương mại là gì? Quy định, hình thức nhượng quyền thương mại

Nếu là người kinh doanh, muốn đầu tư sinh lời thì chắc chắn phải tìm hiểu qua Nhượng quyền thương mại là gì? làm thế nào tăng thêm vốn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư này. 

Trong hơn 7 năm hỗ trợ kinh doanh của ATP, chúng tôi hỗ trợ hơn 85.000 khách hàng trên toàn quốc, nhiều người kinh doanh và đã hỗ trợ nhiều anh chị trong việc kinh doanh nhượng quyền thương mại. Trong bài viết này, mình sẽ giải đáp việc nhượng quyền kinh doanh có tốt hay không, lợi ích của nó là gì

Nhượng quyền thương mại là gì? 

nhượng - quyền - thương - mại - là - gì
Nhượng quyền thương mại là gì

Việc đầu tiên khi muốn kinh doanh nhượng quyền thì phải hiểu nó là gì vậy nên hãy tìm hiểu xem nhượng quyền thương mại  nhé!

Theo Điều 284 của Luật Thương mại 2005 (Nguồn tham khảo) thì nhượng quyền thương mại là hoạt động mà bên nhượng quyền chấp nhận và đề nghị bên nhận quyền phải chủ động tiến hành việc mua bán hàng hoá, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh và bí quyết kinh doanh cũng như khẩu hiệu kinh doanh, quảng bá của bên nhượng quyền. 

Bên nhượng quyền có quyền quản lý và hỗ trợ cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Việc mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ được triển khai theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định từ trước và được gắn vào nhãn hiệu hàng hoá.

Hiện tại, hoạt động nhượng quyền thương mại là hoạt động phổ biến trong thị trường tự do với sự góp mặt của các thương hiệu lớn như Coffee Bean, KFC, Lotteria hoặc các thương hiệu trong nước vẫn đang hoạt động vô cùng rầm rộ

Đặc biệt, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi Việt Nam gia nhập thì hoạt động nhượng quyền thương mại tại đây đã trở nên sôi động hơn với hành lang pháp lý hoạt động của doanh nghiệp được đảm bảo đầy đủ, đạt chuẩn mực quốc tế.

Cho đến giữa tháng 05/2015 có 135 thương hiệu nước ngoài từ 21 quốc gia đăng ký nhượng quyền tại Việt Nam. Các thương hiệu này chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nhà hàng, thời trang và giáo dục. 

Tuy nhiên, mặc dù một số ngành kinh doanh như nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bất động sản, dịch vụ khai thuế, kiểm toán, kinh doanh giải trí, rạp phim, cơ sở Karaoke đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, nhưng ở Việt Nam, chúng vẫn chưa phát triển như mong đợi.

Điều kiện thực hiện nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

các thương hiệu nhượng quyền thương mại
Các thương hiệu nhượng quyền thương mại

Hệ thống pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện và mang tính hội nhập cao. Hiện tại điều kiện của nhượng quyền thương mại tại Việt Nam quy định phải hoạt động ít nhất 01 năm. 

Trường hợp nhượng quyền trong nước hoặc nhượng quyền từ Việt Nam sang nước ngoài, bên nhượng quyền không nhất thiết phải đăng ký nhượng quyền, chỉ cần phải đăng ký với hoạt động nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam. 

Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại Việt Nam phát triển thị trường trong nước và thâm nhập thị trường quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như sau:

  • Chưa bao quát hết các hình thức nhượng quyền thương mại.
  • Không hoàn toàn bảo vệ bên nhận nhượng quyền đối với trường hợp nhượng quyền trong nước.
  • Chưa phát hành các văn bản pháp lý cụ thể về xử phạt đối với các vi phạm về nhượng quyền thương mại.
  • Các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại chủ yếu chỉ mới giới hạn trong khoảng có thể điều chỉnh đối với bên nhượng quyền

Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hình thức nhượng quyền thương mại 

Mô hình kinh doanh nhượng quyền
Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại

Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền nhượng quyền thương mại 

Theo Điều 286 Luật Thương mại 2005 (Nguồn tham khảo) thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên nhượng quyền thương mại có các quyền sau đây:

  • Được bên nhận quyền thanh toán chi phí nhượng quyền. Đồng thời, tiến hành tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại
  • Đảm bảo tính ổn định về chất lượng, hàng hóa, dịch vụ và sự thống nhất quy trình bằng các buổi kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động bên nhận quyền.

Theo Điều 287 Luật Thương mại 2005 (Nguồn tham khảo) thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên nhượng quyền thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

  • Bên nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền. Đồng thời, phải triển khai đào tạo và cung cấp trợ giúp kỹ thuật để bên nhân quyền điều hành hoạt động theo đúng hệ thống của bên nhượng quyền. 
  • Thiết kế và bố trí địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của bên nhận quyền. Bảo đảm đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền có quyền sở hữu và sử dụng trí tuệ. 
  • Đối xử bình đẳng với các bên nhận quyền khác và đảm bảo rằng các giao dịch dựa trên tinh thần đôi bên cùng có lợi trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận nhượng quyền thương mại

Quyền của bên nhận nhượng quyền thương mại tại Điều 288 Luật Thương mại 2005 (Nguồn tham khảo) cụ thể như sau:

Bên nhận quyền sẽ được bên nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại. Đồng thời yêu cầu quyền được đối xử công bằng với các bên nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. 

Nghĩa vụ của bên nhận nhượng quyền thương mại tại Điều 289 Luật Thương mại 2005 (Nguồn tham khảo) có các ý như sau: 

  • Bên nhận quyền có nghĩa vụ phải trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại cho bên nhượng quyền. Đồng thời, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nguồn lực để đón nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền giao đến.
  • Nghe theo sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp khu vực bán hàng, cung cấp dịch vụ của thương nhân nhượng quyền
  • Tất cả các bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền cung cấp phải tuyệt đối giữ bí mật kể cả khi kết thúc hợp đồng hoặc chấm dứt.
  • Khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại thì bên nhận quyền phải ngừng ngay việc sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu kinh doanh cũng như biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác của bên nhượng quyền
  • Bên nhận quyền không được nhượng quyền cho bên thứ ba trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Nhượng quyền thương mại lại cho bên thứ ba

Theo Điều 290 của Luật Thương mại 2005 quy định về nhượng quyền thương mại lại cho bên thứ ba như sau:

Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho một bên khác gọi là bên thứ ba nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Ngoài ra, bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền theo quy định trong hợp đồng.

Các hình thức nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền theo khu vực, lãnh thổ 

Thương hiệu Phở 24 nhượng quyền theo hình thức khu vực, lãnh thổ
Thương hiệu Phở 24 nhượng quyền theo hình thức khu vực, lãnh thổ

Đối với hình thức nhượng quyền này thì có thể chia làm 3 loại nhỏ:

  • Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam: Là hình thức mà chủ thương hiệu là các thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức franchise. Có thể kể đến như: KFC, McDonald’s, Jollibee…
  • Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài: Là hình thức nhượng quyền mà trong đó các thương hiệu Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Có thể nhắc đến những tên doanh nghiệp lớn như Phở 24, ông bầu đã nhượng quyền thành công tại khu vực Jakarta – Indonesia và Trung Nguyên thì thành công nhượng quyền tại  rất nhiều nước như: Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Australia.
  • Nhượng quyền trong nước: Đây là hình thức nhượng quyền đang trong giai đoạn phát triển tại nước ta, bao gồm cả các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp start up

Nhượng quyền theo tiêu chí kinh doanh 

Nhượng quyền thương hiệu Good Year theo hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm
Nhượng quyền thương hiệu Good Year theo hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm

Đối với hình thức nhượng quyền theo tiêu chí kinh doanh thì có thể chia thành các loại sau:

  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise):

Đây là hình thức mà bên nhận quyền có thể phân phối sản phẩm, dịch vụ do bên nhượng quyền sản xuất trong vùng và thời gian nhất định. Tuy thế, bên nhận quyền  chỉ có thể sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu (trademark), logo, slogan (khẩu hiệu)… trong các hoạt động kinh doanh và quảng bá.

Có thể lấy Coca cola, Lốp xe Goodyear, Xe hơi Ford…làm ví dụ minh họa về hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm này. 

  • Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh (business format franchise):

Đây là hình thức bên nhượng quyền ngoài việc cho phép bên nhận nhượng quyền được phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của họ mà còn chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý cũng như cách huấn luyện nhân viên cho bên nhận nhượng quyền. 

Nhượng quyền theo mục tiêu phát triển, hoạt động

Ở tiêu chí nhượng quyền thương mại này có thể chia làm các 4 loại như:

  • Nhượng quyền độc quyền (Master franchise)
Hình thức nhượng quyền độc quyền
Hình thức nhượng quyền độc quyền

Nếu muốn bành trướng thương hiệu ra nước ngoài thì đây là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp. Đối với hình thức này, chủ thương hiệu sẽ xem xét và lựa chọn, tiếp theo sẽ chỉ định một đối tác địa phương tại quốc gia mà mình muốn thâm nhập và  làm đối tác mua nhượng quyền độc quyền kinh doanh và phân phối thương hiệu.

Để được độc quyền như vậy, bên nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu riêng biệt. Đổi lại, họ có quyền chủ động tự mở thêm nhiều cửa hàng hay bán nhượng quyền lại cho bất kỳ ai nằm trong phạm vi khu vực mà họ quản lý. 

  • Nhượng quyền vùng (Regional franchise)

Được quyền bán lại cho các người mua nhượng quyền nhỏ lẻ khác trong vùng với những quy định theo thỏa thuận với công ty nhượng quyền được gọi là nhượng quyền vùng.  Hình thức này giống như trung gian giữa các bên.

Hình thức này cơ bản giống với nhượng quyền độc quyền nhưng điểm khác biệt lớn nhất là hình thức này chỉ cho phép bên nhận quyền nhượng lại thương hiệu chứ không cho mở cửa hàng để kinh doanh. 

  • Nhượng quyền phát triển khu vực (Area development franchise) 

Hình thức nhượng quyền theo khu vực này giúp bên nhận quyền được độc quyền về thương hiệu trong một phạm vi và thời hạn nhất định.

Tuy nhiên, khác với nhượng quyền độc quyền thì đối tác nhận quyền phát triển theo khu vực không được bán lại nhượng quyền cho bất cứ ai hay cung cấp các dịch vụ cho ai. Để hoạt động hình thức này bên nhận quyền phải cam kết phát triển được bao nhiêu cửa hàng/ chuỗi cửa hàng theo một tiến trình thời gian thỏa thuận ban đầu đã đề ra. 

  • Nhượng quyền riêng lẻ (single-unit franchise) 
Hình thức nhượng quyền riêng lẻ
Hình thức nhượng quyền riêng lẻ

Hình thức này chỉ thích hợp đối với các quốc gia nằm cùng trong một khu vực. Lợi thế của việc nhượng quyền này là chủ thương hiệu có thể làm việc và kiểm tra kỹ càng từng doanh nghiệp nhượng quyền. 

Chưa kể, mình sẽ thu được 100% khoản tiền nhượng quyền. Tuy nhiên, hình thức này phải yêu cầu một bộ máy điều hành quy mô chuyên nghiệp bao gồm các khâu như nhân sự, quản trị … từ phía chủ thương hiệu.

Có thể kể đến một số thương hiệu lớn tại Việt Nam như KFC, Jollibee, Lotteria, McDonald’s… đã áp dụng nhượng quyền theo mô hình này. 

Ngoài ra, các đơn vị nhượng quyền thương mại phải hỗ trợ đối tác của mình về các kênh truyền thông như Facebook, tiktok, Google,… để tạo thêm khách hàng tiềm năng. Một số nhóm về thức ăn nhanh có thể hỗ trợ khách hàng về đăng ký các gian hàng App Food để từ đó gia tăng thêm khách hàng tiềm năng cho đối tác của mình

Tổng kết: 

Thông qua bài viết này ắt hẳn mọi người đã phần nào hiểu hơn về nhượng quyền thương mại, các quy định và hình thức của nhượng quyền thương mại rồi đúng không? Từ đó, bạn có thể cân nhắc và chọn lọc các hình thức nhượng quyền thích hợp với doanh nghiệp của bạn. Thậm chí bạn còn có thể đưa ra con đường phát triển lâu dài và mở rộng hệ thống kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. 

Bên cạnh đó, bài viết này cũng là nguồn kiến thức đáng tin cậy mà bạn nên học hỏi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề hay thắc mắc của mình nhé!

Nguồn: Tổng hợp nhiều kênh

Biên soạn: Bùi Minh Hiếu – 082.564.1862

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Blog liên quan

Lên đầu trang
Zalo zns la gi
TẶNG 2.000 TIN NHẮN ZALO ZNS

Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?