Mặt bằng kinh doanh gì? Những lưu ý khi tìm mặt bằng kinh doanh phù hợp

Mục lục

Điền đầy đủ thông tin để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm trong thời gian sớm nhất
Mặt bằng kinh doanh gì Những lưu ý khi tìm mặt bằng kinh doanh phù hợp

Việc tìm mặt bằng kinh doanh là một hành động vô cùng quan trọng và cần thiết, nó đóng góp đến 50% vào sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Nếu bạn lựa chọn được một vị trí kinh doanh đắc địa thì có thể mang lại lượng khách hàng ổn định và tăng doanh thu đáng kể. 

Tuy nhiên, để tìm được một mặt bằng phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình thì không phải là điều dễ dàng. Bài viết này của ATPCare sẽ cung cấp các yếu tố quan trọng khi tìm kiếm và lựa chọn mặt bằng kinh doanh lý tưởng và đồng thời sẽ gợi ý cho bạn top 20 con đường có mặt bằng kinh doanh đẹp tại hai thành phố lớn tại Việt Nam. 

Mặt bằng kinh doanh là gì?

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng mặt bằng kinh doanh là địa điểm kinh doanh của bạn. Tại đó bạn sẽ thực hiện các hoạt động buôn bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng. 

Mặt bằng kinh doanh là gì?
Mặt bằng kinh doanh là gì?

Có thể nói mặt bằng chiếm đến 50% độ thành bại của bạn khi kinh doanh. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng các mặt bằng đẹp, gần khu đô thị như ngay ngã ba, ngã tư hoặc trên các con đường lớn thì sẽ có lượng khách hàng ổn định hơn so với các mặt bằng trong hẻm trong hóc. 

Làm sao để tìm được mặt bằng kinh doanh đẹp

Muốn tìm được một mặt bằng kinh doanh đẹp và phù hợp với nhu cầu của bạn thì không phải việc đơn giản. Bạn không thể cứ chọn đại một mặt bằng rồi quyết định chốt cái rẹt như vậy được. Vậy nên dưới đây sẽ là các yếu tố giúp bạn ra tìm mặt bằng kinh doanh đẹp như trong kỳ vọng nhé! 

Xác định vị trí, diện tích mặt bằng

Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn nên chú ý bởi lẽ diện tích mặt bằng càng lớn thì số tiền phải chi trả sẽ càng cao. Việc bạn không đo đạc cụ thể và xác định chính xác diện tích mình cần phải kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh sau này của bạn. 

Trường hợp bạn thuê mặt bằng quá hẹp so với yêu cầu ban đầu thì không phải có chút bất tiện cho khách hàng lẫn bạn hay sao, chưa kể bạn còn phải đập một số tường ngăn cách để mở rộng cửa hàng, chi phí để thi công sẽ phải đội lên. 

Bạn phải ước tính lượng khách hàng đến cửa hàng
Bạn phải ước tính lượng khách hàng đến cửa hàng

Bạn phải ước tính rằng lượng khách hàng có thể đến quán cùng một thời điểm nhất định là bao nhiêu, diện tích bao nhiêu để đủ sức chứa lượng khách hàng đó? Các kệ trưng bày sản phẩm hay các trang thiết bị chiếm bao nhiêu phần diện tích,..

Từ đó, hãy đưa ra cho mình con số dự tính cụ thể. Ví dụ bạn ước tính khách đến quán cà phê của mình khoảng 20 người cùng một thời điểm thì phải thuê mặt bằng ít nhất là 40m2. 

Song song với diện tích mặt bằng thì vấn đề vị trí cũng đáng để bạn suy nghĩ. Bạn phải chọn vị trí thuận tiện nhất cho việc kinh doanh của mình như gần chợ, nằm ở khu đông dân cư, ngã ba, ngã tư càng tốt hoặc trên các con đường lớn nhiều người lưu thông qua lại. 

Để tìm mặt bằng kinh doanh phù hợp bạn phải tìm vị trí thuận lợi
Để tìm mặt bằng kinh doanh phù hợp bạn phải tìm vị trí thuận lợi

Ngoài ra, bạn phải đảm bảo rằng vị trí của bạn thuận lợi cho người tiêu dùng mỗi khi ghé đến. Bạn nên hạn chế tìm mặt bằng nằm trên trục đường 1 chiều, điều đó sẽ gây bất lợi cho cả người mua và người bán. 

Cân nhắc tài chính cẩn trọng

Giá thuê mặt bằng ở từng nơi, từng vị trí sẽ khác nhau. Chưa kể, nó còn phụ thuộc vào diện tích mặt bằng mà bạn muốn kinh doanh nữa. Ví dụ như các con đường lớn hiện nay tại các quận trung tâm sẽ có giá thuê mặt bằng cao gấp 3 – 4 lần so với các quận ngoại ô của thành phố Hồ Chí Minh. 

Để tìm được mặt bằng kinh doanh đẹp thì bạn phải cân nhắc tài chính cho hợp lý
Để tìm được mặt bằng kinh doanh đẹp thì bạn phải cân nhắc tài chính cho hợp lý

Con đường nào vị trí càng đẹp và thuận tiện bao nhiêu thì giá càng “chát” bấy nhiêu. Vì thế nên bạn cần tính toán và cân nhắc cho thật kỹ tránh tình trạng bị gồng vốn trong quá nhiều dẫn đến thất bại. 

Ngoài ra, bạn cũng phải chuẩn bị cho mình một khoảng vốn đầu tư ban đầu lớn để chi trả tiền cọc cho chủ nhà. Vì hầu hết các mặt bằng bây giờ muốn thuê được thì phải đóng cọc ít nhất 6 – 12 tháng. 

Đây là một chi phí không hề rẻ, do đó bạn nên thương thảo trước với chủ nhà về các vấn đề tiền cọc, tiền bồi thường nếu không thực hiện đúng hợp đồng, tiền thuê hàng tháng,… để biết đường mà lo liệu kịp thời nhé!

Đánh giá khả năng sinh lời của các mặt bằng

Đánh giá khả năng sinh lời của mặt bằng cũng giống như việc bạn đánh giá mặt bằng đó tốt hay xấu vậy, mặt bằng đó có phù hợp cho việc kinh doanh của bạn không? Nếu xui rủi bạn chọn phải một mặt bằng không tốt thì bạn phải liên tục gồng lỗ để duy trì hoạt động kinh doanh. 

Để tìm được mặt bằng kinh doanh đẹp thì bạn phải xem xét khả năng sinh lời
Để tìm được mặt bằng kinh doanh đẹp thì bạn phải xem xét khả năng sinh lời

Do đó, bạn nên đánh giá chính xác khả năng sinh lời của các mặt bằng. Tức là khi bạn đã xác định được vị trí, ngân sách và diện tích mặt bằng thì bạn phải tiến hành lập một danh sách các mặt bằng tiềm năng và phù hợp. Sau đó sẽ tiến hành đánh giá từng mặt bằng một rồi mới tiến hành chốt cái nào. 

Bạn nên đánh giá khả năng sinh lời dựa trên các yếu tố như sản phẩm, giá bán, mật độ dân cư và các thói quen sinh hoạt của người dân quanh đó. Ví dụ nếu bạn đang kinh doanh sản phẩm sữa cao cấp thì hãy nên chọn khu dân cư đông đúc và mức thu nhập khá trở lên sẽ khả quan hơn.

Lưu ý lối đi, chỗ để xe và phong thủy của địa điểm 

Không phải bắt buộc nhưng bạn nên lựa chọn mặt bằng có lối đi rộng rãi và không cùng lối đi với chủ. Điều đó vừa tạo sự thoải mái cho khách hàng cũng như không làm phiền đến chủ nhà. 

Hơn thế nữa, bạn nên ưu tiên lựa chọn mặt bằng có chỗ để xe cho khách. Điều đó sẽ là một điểm cộng nhỏ cho cửa hàng của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc các phương án bảo vệ xe cho khách hàng nếu xác định thuê mặt bằng mình có chỗ để xe nhé! 

Để tìm được mặt bằng kinh doanh đẹp thì bạn phải lưu ý chỗ để xe
Để tìm được mặt bằng kinh doanh đẹp thì bạn phải lưu ý chỗ để xe

Ví dụ như bạn có thể thuê bảo vệ nếu đủ ngân sách hoặc cắt cữ nhân viên ra trông chừng hoặc ít nhất hãy lắp cho cửa hàng mình một cái camera. 

Một vấn đề nữa cũng đáng để lưu tâm đó chính là phong thủy của địa điểm. Không phải mê tín đâu nhưng có thờ có thiêng, có kiêng có lành nên bạn hãy lựa chọn cho mình những mặt bằng có phong thủy tốt và hợp với việc kinh doanh của bạn. 

Kiểm tra hiện trạng mặt bằng

Khi bạn đi khảo sát mặt bằng thì nên để ý tình trạng hiện tại của mặt bằng. Xem có chỗ nào hư hoặc hỏng hay không, bạn cũng có thể chụp lại để làm bằng chứng sau này nếu có vấn đề gì phát sinh sau này. 

Để tìm được mặt bằng kinh doanh đẹp thì bạn phải kiểm tra hiện trạng của mặt bằng
Để tìm được mặt bằng kinh doanh đẹp thì bạn phải kiểm tra hiện trạng của mặt bằng

Ngoài ra, bạn nên ưu tiên các mặt bằng từng kinh doanh mặt hàng bạn sắp sửa kinh doanh để tiết kiệm chi phí sửa chữa lẫn trang trí. Chẳng hạn như bạn dự tính kinh doanh cà phê thì nên lựa mặt bằng nào hồi trước từng kinh doanh cà phê.

Còn một yếu tố cũng không kém phần quan trọng nữa là bạn nên kiểm tra mặt bằng đã có các đường ống nước, internet hay truyền hình gì chưa để mà biết đường thương lượng giá cả với chủ nhà để giảm giá thành hơn một chút. 

Tìm hiểu và kiểm tra cẩn thận hợp đồng thuê mặt bằng

Trước khi ký kết hợp đồng với chủ nhà thì bạn nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định và tiến hành công chứng chúng nếu có yêu cầu. Bạn và chủ nhà phải ký kết hợp đồng thuê mặt bằng giấy trắng mực đen rõ ràng và có công chứng của các cấp để đảm bảo hiệu lực pháp luật. 

Để tìm được mặt bằng kinh doanh đẹp thì bạn phải kiểm tra cẩn thận hợp đồng
Để tìm được mặt bằng kinh doanh đẹp thì bạn phải kiểm tra cẩn thận hợp đồng

Đồng thời phải xem kỹ các thông tin soạn trong hợp đồng có minh bạch và đầy đủ không như diện tích thuê, giá thuê, tiền cọc, thời gian thuê, khoán tăng giá hàng năm(nếu có), ngày bàn giao mặt bằng hay hiện trạng mặt bằng lúc bàn giao. 

Đối với thời hạn thuê thì bạn nên cân nhắc sao cho hợp lý bởi vì nó sẽ liên quan đến việc kinh doanh của bạn. Chẳng hạn như bạn đã dự tính rằng mình phải mất 15 tháng mới có thể thu hồi toàn bộ số vốn thì thời hạn hợp đồng của bạn ít nhất nên từ 2 năm trở lên. 

Để tìm được mặt bằng kinh doanh đẹp thì bạn phải tạo mối quan hệ tốt với chủ nhà
Để tìm được mặt bằng kinh doanh đẹp thì bạn phải tạo mối quan hệ tốt với chủ nhà

Bên cạnh các yếu tố về hợp đồng thì việc tạo mối quan hệ tốt đối với chủ nhà cũng quyết định rằng bạn kinh doanh ở đó có được lâu dài và suôn sẻ hay không. Một khi mà họ đã không có thiện chí với bạn thì dù bạn có làm gì họ cũng sẽ gây khó dễ cho bạn. Ví dụ khi bạn đang làm ăn ổn định, có chút lợi nhuận thì họ có thể bán mặt bằng đó lại cho người khác hoặc không cho bạn thuê nữa. 

Bạn không nhất thiết phải mua quà cáp chi cho cao sang, chỉ cần chân thành trò chuyện tâm tình với họ hoặc biếu họ ít quà quê có lẽ họ sẽ thích hơn đấy. Khi mối quan hệ dần có chiều hướng tích cực thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết một cách nhẹ nhàng và êm dịu hơn. 

Top 20 mặt bằng kinh doanh đẹp tại TP.HCM

Dưới đây là top 20 con đường có mặt bằng kinh doanh đẹp tại Thành phố Hồ Chí Minh mà bạn nên tham khảo:

  • Đường Phạm Văn Đồng
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hồ Chí Minh - Phạm Văn Đồng
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hồ Chí Minh – Phạm Văn Đồng
  • Đường Cách Mạng Tháng 8
  • Đường Nguyễn Huệ 
  • Đường Điện Biên Phủ
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ 
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hồ Chí Minh – Điện Biên Phủ
  • Đường Võ Văn Ngân 
  • Đường Lê Văn Sỹ 
  • Đường Quang Trung
  • Đường Nguyễn Tri Phương
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hồ Chí Minh - Nguyễn Tri Phương 
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hồ Chí Minh – Nguyễn Tri Phương
  • Đường Nguyễn Gia Trí 
  • Đường Phan Văn Trị 
  • Đường Tôn Đức Thắng
  • Đường Lê Lợi
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hồ Chí Minh - Lê Lợi
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hồ Chí Minh – Lê Lợi
  • Đường Đồng Khởi
  • Đường Sư Vạn Hạnh
  • Đường Hai Bà Trưng
  • Đường Vạn Kiếp 
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hồ Chí Minh - Vạn Kiếp
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hồ Chí Minh – Vạn Kiếp
  • Đường Song Hành
  • Đường Lê Văn Việt 
  • Đường Huỳnh Tấn Phát
  • Đường Võ Văn Kiệt 
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hồ Chí Minh - Võ Văn Kiệt
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hồ Chí Minh – Võ Văn Kiệt

Top 20 mặt bằng kinh doanh đẹp tại Hà Nội

Dưới đây là top 20 con đường có mặt bằng kinh doanh đẹp tại Thành phố Hà Nội mà bạn nên tham khảo:

  • Đường Hai Bà Trưng
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hà Nội  - Hai Bà Trưng 
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hà Nội  – Hai Bà Trưng
  • Đường Lý Thường Kiệt
  • Đường Trần Hưng Đạo
  • Đường Phùng Hưng
  • Đường Lê Phụng Hiểu
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hà Nội  - Lê Phụng Hiểu
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hà Nội  – Lê Phụng Hiểu
  • Đường Cầu Giấy
  • Đường Kim Mã 
  • Đường Phạm Ngọc Thạch 
  • Đường Đặng Văn Ngữ 
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hà Nội  - Đặng Văn Ngữ 
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hà Nội  – Đặng Văn Ngữ
  • Đường Hàng Bông
  • Đường Bà Triệu 
  • Đường Phố Hàng Đào 
  • Đường Phố Tràng Tiền 
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hà Nội  - Phố Tràng Tiền
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hà Nội  – Phố Tràng Tiền
  • Đường Nguyễn Chí Thanh 
  • Đường Lý Quốc Sư 
  • Đường Hoàng Kiếm 
  • Đường Hoàng Diệu 
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hà Nội  - Hoàng Diệu 
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hà Nội  – Hoàng Diệu
  • Đường Hàng Ngang 
  • Đường Đồng Xuân 
  • Đường Đinh Tiên Hoàng 
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hà Nội  - Đinh Tiên Hoàng 
Con đường có mặt bằng đẹp ở Hà Nội  – Đinh Tiên Hoàng

Tổng kết

Tổng quan lại thì việc tìm mặt bằng kinh doanh đòi hỏi sự cẩn trọng và kỹ lưỡng từ bạn. Một mặt bằng phù hợp không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn tăng khả năng tiếp cận khách hàng và phát triển kinh doanh bền vững. 

Qua bài viết này, bạn đã nắm được các bước cần thiết để tìm kiếm mặt bằng, từ việc xác định diện tích và vị trí, đến cân nhắc tài chính và đánh giá khả năng sinh lời. Đồng thời, bạn cũng được giới thiệu các mặt bằng kinh doanh đẹp tại TP.HCM và Hà Nội. Từ đó sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn trong quá trình tìm kiếm.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Blog liên quan

Lên đầu trang
Zalo zns la gi
TẶNG 2.000 TIN NHẮN ZALO ZNS

Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?