Mô hình kinh doanh là gì? Các mô hình được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Mục lục

Điền đầy đủ thông tin để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm trong thời gian sớm nhất
Mô hình kinh doanh là gì? Các mô hình được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Mô hình kinh doanh không chỉ là bản kế hoạch chi tiết về cách thức hoạt động mà còn là kim chỉ nam quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Từ việc xây dựng, triển khai, quản lý mô hình kinh doanh đến việc xác định loại sản phẩm/dịch vụ và thị trường mục tiêu, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra doanh thu và lợi nhuận. 

Trong bài viết này, bạn hãy đồng hành với ATPCare sẽ cùng nhau khám phá chi tiết về mô hình kinh doanh, tầm quan trọng của nó cũng như các mô hình phổ biến hiện nay.

Tìm hiểu về mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh được hiểu đơn giản là bản kế hoạch chi tiết mô tả cách thức hoạt động cũng như định hướng của doanh nghiệp bạn khi tiến hành kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ nào đó nhằm mục đích tạo ra doanh thu và lợi nhuận từ mô hình kinh doanh đó. 

Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là gì?

Nó bao gồm rất nhiều công đoạn từ việc xây dựng, triển khai, quản lý mô hình kinh doanh cũng như xác định rõ ràng loại sản phẩm/ dịch vụ và thị trường mục tiêu bạn muốn nhắm đến. 

Mô hình kinh doanh rất quan trọng với doanh nghiệp khi tiến hành đi vào hoạt động. Kể cả công ty lớn hoặc công ty vừa và nhỏ cũng nên xác định thật kỹ mô hình kinh doanh mình hướng đến bởi nó là kim chỉ nam quyết định thành bại của doanh nghiệp bạn sau này. 

Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh

Như đã đề cập ở phần trên thì mô hình kinh doanh rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Vì thế cho nên dưới đây sẽ nêu rõ cụ thể tầm quan trọng của mô hình kinh doanh: 

Xác định chiến lược kinh doanh

Một khi bạn đã biết được mô hình kinh doanh của mình là gì rồi thì việc xác định mục tiêu cũng như chiến lược kinh doanh không còn là vấn đề quá khó khăn nữa. 

Mô hình kinh doanh giúp xác định chiến lược kinh doanh
Mô hình kinh doanh giúp xác định chiến lược kinh doanh

Ví dụ như bạn muốn theo mô hình nhượng quyền kinh doanh thì mục tiêu kinh doanh của bạn là học được cách quản lý, vận hành hay pha chế sản phẩm bạn muốn kinh doanh,… 

Từ đó, bạn sẽ có cho mình được chiến lược kinh doanh hợp lý từ bên nhượng quyền cung cấp, bạn có thể tham khảo hoặc sáng tạo thêm về chương trình marketing cho sản phẩm của mình. 

Thậm chí trong tương lai nếu bạn không còn kinh doanh nhượng quyền nữa thì bạn vẫn có thể vận dụng những kinh nghiệm từ mô hình đó để khởi nghiệp cho riêng mình.

Tạo lợi thế cạnh tranh 

Mô hình kinh doanh giúp cho doanh nghiệp bạn tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. Nó sẽ là điểm nổi bật và khác biệt của riêng doanh nghiệp bạn. Lợi thế cạnh tranh ở đây có thể kể đến như giá cả, chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, cách thức phục vụ từng đối tượng khách hàng,…

Mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh
Mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh

Ngoài ra, mô hình kinh doanh cũng hỗ trợ doanh nghiệp bạn xác định được điểm yếu và điểm mạnh của mình để lấy điểm mạnh đó để phát huy tối đa. 

Ví dụ khi bạn chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền thì bạn đã tạo cho mình lợi thế cạnh tranh về thương hiệu rồi, tức là bạn đã có cho mình tệp khách hàng cũng như công thức lẫn độ nhận diện từ bên nhượng quyền. Bạn cũng sẽ được biết được cách họ truyền thông cũng như cách họ quản lý từng khâu thế nào. 

Giữ chân khách hàng

Một mô hình kinh doanh được coi là hiệu quả thì sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mang lại cho khách hàng một giá trị đặc biệt mà đối thủ không có. Chính điều đó sẽ là lý do giữ chân khách hàng tiếp tục mua sản phẩm của bạn đồng thời đó cũng là yếu tố thu hút khách hàng ngay từ những lần đầu tiên.

Mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng
Mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng

Ví dụ khi bạn thực hiện mô hình nhượng quyền hiệu quả thì bạn sẽ có được thêm một tệp khách hàng mới biết đến mình, không chỉ vì thương hiệu mà còn nhờ vào cung cách phục vụ hay sự tận tâm của bạn. 

Đồng thời đó thì mô hình kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh với mọi thay đổi của thị trường. Doanh nghiệp bạn tự điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình sao cho phù hợp để vừa ổn định kinh doanh vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

7 thành phần cơ bản trong mô hình kinh doanh

  • Sản phẩm/ dịch vụ: Đây có thể coi là yếu tố căn bản và cốt lõi nhất của bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Bạn muốn kinh doanh thành công thì phải hiểu rõ sản phẩm/ dịch vụ của mình đến từng chân tơ kẽ tóc. 
  • Khách hàng: Bạn có sản phẩm/ dịch vụ rồi nhưng lại không biết bán cho ai thì cũng như không. Chính vì thế xác định đối tượng khách hàng mục tiêu rất quan trọng, nó giúp bạn tập trung phát triển và tiếp cận khách hàng hiệu quả và tiết kiệm thời gian, công sức lẫn tiền bạc. 
Khách hàng là thành phần không thể thiếu của mô hình kinh doanh
Khách hàng là thành phần không thể thiếu của mô hình kinh doanh
  • Kênh phân phối: Đây là cầu nối để doanh nghiệp bạn đưa sản phẩm/ dịch vụ đến tay khách hàng. Đó không chỉ là cửa hàng mà mở rộng ra với nhiều kênh phân phối như đại lý, đối tác kinh doanh, trang web, nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki chẳng hạn,…
  • Cạnh tranh: Kinh doanh trên thị trường mà không có cạnh tranh qua lại thì khó mà phát triển và có động lực phấn đấu được, vì thế cho nên doanh nghiệp nên lập ra cho doanh nghiệp mình chiến lược cạnh tranh hợp lý để đứng vững trên thị trường. 
  • Ngân sách và chi phí: Cốt lõi của việc kinh doanh cũng chỉ để kiếm tiền và lợi nhuận nên bạn không có ngân sách và chi phí hợp lý thì rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính. 
Ngân sách đóng vai trò to bự trong mô hình kinh doanh
Ngân sách đóng vai trò to bự trong mô hình kinh doanh
  • Doanh thu: Doanh nghiệp bạn cần xác định các nguồn đã tạo ra doanh thu nhằm kiểm soát nó kịp thời và hợp lý, hiện nay doanh thu không chỉ thu được nhờ việc bán hàng mà còn thu được thông qua các nguồn như quảng cáo, hoa hồng, đầu tư,…
  • Đối tác và nguồn lực: Muốn làm ăn lâu dài trên thương trường thì phải có nhiều đối tác và nguồn lực đầy đủ. Hai yếu tố đó sẽ giúp doanh nghiệp bạn hoạt động lâu dài và phát triển về sau. 

Một số mô hình kinh doanh phổ biến ngày nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau. Mỗi loại mô hình kinh doanh đều có đặc điểm của riêng nó. Dưới đây sẽ là các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay mà bạn nên nắm bắt: 

Mô hình B2B 

Mô hình kinh doanh B2B
Mô hình kinh doanh B2B

Đây là mô hình kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau, có thể lấy ví dụ về nhà sản xuất và nhà bán buôn hoặc các nhà bán sỉ và lẻ với nhau, đó chính là mô hình B2B. 

Tại mô hình này thì sản phẩm/ dịch vụ của bạn sẽ được các công ty, tổ chức mua lại và sử dụng. Ví dụ là bạn kinh doanh quà tặng tết thì người tiêu dùng của bạn trong mô hình này là các doanh nghiệp, họ sẽ mua lại để phát cho nhân viên của họ. 

Mô hình B2C 

Mô hình kinh doanh B2C
Mô hình kinh doanh B2C

Mô hình kinh doanh này khá là phổ biến hiện nay, đây là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng. Mô hình này thường được triển khai qua các cửa hàng, nền tảng mạng xã hội, website hay các sàn thương mại điện tử,…

Ví dụ: Bạn có thể áp dụng mô hình B2C này để kinh doanh quần áo, bạn có thể kinh doanh qua việc mở shop hay bán trên shopee hoặc lazada,…

Mô hình C2C 

Mô hình kinh doanh C2C
Mô hình kinh doanh C2C

Đây là mô hình kinh doanh giữa những người tiêu dùng với nhau thông qua môi trường trực tuyến. Ví dụ của mô hình C2C là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, các chợ online, các nhóm mua bán trên mạng xã hội.

Mô hình kinh doanh lưu động

Mô hình kinh doanh lưu động phổ biến tại Việt Nam
Mô hình kinh doanh lưu động phổ biến tại Việt Nam

Mô hình kinh doanh lưu động là mô hình kinh doanh không có bất kỳ địa điểm nào cụ thể, thông thường họ sẽ sử dụng các xe đẩy, xe máy, xe tải để kinh doanh buôn bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Mô hình này bạn sẽ thấy nhiều tại các con đường như các xe bánh mì, xe trà sữa, xe cà phê,… hay các chú bán kem chẳng hạn. 

Mô hình công ty Agency

Denstu là doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình Agency
Denstu là doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình Agency

Bạn nghe nhiều về doanh nghiệp Agency rồi đúng chứ! Đấy nó chính là mô hình kinh doanh Agency, mô hình này dựa trên việc cung cấp các dịch vụ marketing, quảng cáo cho các doanh nghiệp kinh doanh một nhóm ngành sản phẩm hay dịch vụ cụ thể. 

Ví dụ như các doanh nghiệp đang kinh doanh mô hình agency tại Việt Nam như ATPCare, MediaZ, Dentsu,Nielsen,…

Mô hình kinh doanh đa thương hiệu

Unilever là tập đoàn đang kinh doanh theo mô hình đa thương hiệu
Unilever là tập đoàn đang kinh doanh theo mô hình đa thương hiệu

Đây là mô hình kinh doanh đa thương hiệu tức là một công ty có thể sở hữu và quản lý nhiều thương hiệu khác nhau. Mô hình kinh doanh này có phép doanh nghiệp bạn kinh doanh nhiều loại sản phẩm/ dịch vụ hơn và tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng hơn đồng thời đó cũng là cách để phân tán rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. 

Ví dụ phổ biến và thực tế nhất cho bạn đó chính là tập đoàn Unilever, tập đoàn này sở hữu nhiều thương hiệu được mọi người biết đến như sản phẩm làm đẹp và chăm sóc bản thân Vaseline, Sunsilk,… hay sản phẩm thực phẩm và đồ uống Lipton, Knorr, …

Mô hình nhượng quyền thương hiệu 

Kem Tràng Tiền là thương hiệu đang kinh doanh theo mô hình này khá thành công
Kem Tràng Tiền là thương hiệu đang kinh doanh theo mô hình này khá thành công

Mô hình này là mô hình kinh doanh mà một cá nhân, tổ chức được phép sử dụng sản phẩm, công thức hoặc phương pháp kinh doanh của một đơn vị khác theo các điều khoản đã được thiết lập sẵn trước đó. 

Chẳng hạn là các thương hiệu nổi tiếng đang kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam như gà rán KFC, trà sữa Tocotoco, cà phê Milano, Trung Nguyên Coffee, kem Tràng Tiền,….

Mô hình kinh doanh freemium

Canva đang áp dụng theo mô hình kinh doanh Freemium
Canva đang áp dụng theo mô hình kinh doanh Freemium

Đây là một trong những mô hình kinh doanh mới ở thời điểm hiện nay, mô hình này sẽ cung cấp miễn phí các sản phẩm/ dịch vụ cơ bản cho người tiêu dùng, tuy nhiên nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng tính năng nâng cao hơn hoặc bản cao cấp thì phải trả một khoản phí.  

Nghe có vẻ hơi khó hình dung như nó bạn từng gặp qua mô hình này rồi đấy đơn cử đó chính là ứng dụng Canva, Spotify hoặc trò chơi nổi tiếng Candy Crush Saga, …

Mô hình kinh doanh 1 đổi 1 

THương hiệu giày TOMS đang kinh doanh theo mô hình kinh doanh 1 đổi 1
Thương hiệu giày TOMS đang kinh doanh theo mô hình kinh doanh 1 đổi 1

Mô hình này là sự kết hợp giữa lợi nhuận và phi lợi nhuận. Tức là khi doanh nghiệp bạn cung cấp sản phẩm/ dịch vụ nào đó cho người tiêu dùng thì sẽ tặng hoặc quyên góp sản phẩm/ dịch vụ đó cho một đối tượng khác. Đây có thể coi là một trong những mô hình kinh doanh mới mà các doanh nghiệp khác nên tham khảo. 

Có thể kể đến ở đấy đó chính là thương hiệu giày TOMS, thương hiệu đã sử dụng mô hình này hiệu quả và chiếm được không ít cảm tình của đông đảo người tiêu dùng trên thế giới. Cụ thể khi họ bán được một đôi giày thì sẽ tương đương một đôi giày được trao đến cho các trẻ em nghèo trên toàn thế giới. 

Mô hình kinh doanh đăng ký

Thương hiệu Netflix đang kinh doanh theo mô hình này
Thương hiệu Netflix đang kinh doanh theo mô hình này

Mô hình kinh doanh này yêu cầu khách hàng phải trả một khoản phí cố định hằng tháng hoặc hàng năm để có được quyền sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Ví dụ minh họa dễ hình dung nhất là các phần mềm như Adobe Creative Cloud hay ứng dụng Netflix. 

Mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng

Thương hiệu Amazon đang kinh doanh theo mô hình này
Thương hiệu Amazon đang kinh doanh theo mô hình này

Đây là mô hình kinh doanh mà trong đó sẽ có một doanh nghiệp cho phép nhiều nhóm người dùng tương tác với nhau để tạo ra một giá trị chung nào đó thông qua một nền tảng. Nền tảng này có thể là trang web, ứng dụng hoặc một phần mềm,….

Ví dụ như nền tảng Amazon là nền tảng kết nối người mua và người bán lại với nhau hay nền tảng Grab dùng để kết nối người lái xe và khách hàng có nhu cầu đi xe,…

Mô hình kinh doanh thị trường thương mại điện tử

Mô hình kinh doanh trên thị trường thương mại điện tử hiện nay đang khá phổ biến hiện nay
Mô hình kinh doanh trên thị trường thương mại điện tử hiện nay đang khá phổ biến hiện nay

Đây là mô hình kinh doanh tận dụng thị trường thương mại điện tử để cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tới cho khách hàng. Bạn muốn hiểu về nó thì có thể hình dung về Shopee, Lazada, Tiki,… là dễ hiểu nhất. Trung bình mỗi tháng có đến hàng triệu người truy cập và chi tiêu trên các sàn thương mại điện tử đó. 

Mô hình kinh doanh chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc

Thương hiệu Samsung đã thành công khi kinh doanh theo mô hình này
Thương hiệu Samsung đã thành công khi kinh doanh theo mô hình này

Đây là mô hình kinh doanh theo chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc, trong đó công ty bạn có quyền sở hữu hoặc quản lý nhiều công đoạn trong chuỗi cung ứng của liên quan đến sản xuất, phân phối hoặc bán lẻ. 

Ví dụ cụ thể là các tập đoàn lớn như Apple hay Samsung, họ đều sở hữu cho mình các nhà máy sản xuất và cửa hàng bán lẻ thậm chí là các trang bán hàng online,…

Mô hình kinh doanh ẩn doanh thu

Mô hình kinh doanh ẩn doanh thu này cũng khá được chú trọng ở thời điểm hiện tại
Mô hình kinh doanh ẩn doanh thu này cũng khá được chú trọng ở thời điểm hiện tại

Mô hình kinh doanh ẩn doanh thu là mô hình doanh nghiệp bạn khi cung cấp sản phẩm/ dịch vụ sẽ không thu tiền trực tiếp của người tiêu dùng cuối cùng mà sẽ thu tiền từ các bên thứ ba. 

Một ví dụ để bạn dễ hình dung nhất đó chính là Facebook, Facebook sẽ không thu tiền từ các người xem hay khách hàng mà sẽ thu tiền từ các doanh nghiệp hay các nhà quảng cáo. 

Tổng kết

Việc lựa chọn và phát triển một mô hình kinh doanh phù hợp là bước đi quan trọng giúp doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Từ các mô hình kinh doanh truyền thống như B2B, B2C đến các mô hình hiện đại như kinh doanh đa thương hiệu hay mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng, mỗi mô hình đều có những đặc điểm và lợi thế riêng. 

Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về các mô hình kinh doanh và tìm ra con đường phát triển phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Blog liên quan

Lên đầu trang
Zalo zns la gi
TẶNG 2.000 TIN NHẮN ZALO ZNS

Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?