Site icon ATPCare

Kính thực tế ảo có hại mắt không? Tại sao đeo một lúc lại thấy đau và mỏi mắt như vậy?

glass vr

Kính thực tế ảo là một sản phẩm được sản xuất với công nghệ tiên tiến, bạn có thể bắt gặp ở nhiều nơi và sử dụng cho nhiều mục đích. Tuy nhiên không có sản phẩm nào là hoàn hảo, nhiều bạn thắc mắc liệu dùng kính thực tế ảo có hại mắt không? Tại sao lại thấy đau và mỏi mắt khi đeo? Cùng mình tìm hiểu chi tiết dưới bài viết sau nhé.

Kính thực tế ảo có hại mắt không? Tại sao bạn thấy đau và mỏi mắt khi sử dụng lâu?

Công nghệ phát triển giúp con người có cơ hội tiếp xúc với những sản phẩm công nghệ vô cùng hiện đại. Kính thực tế ảo (gồm các loại vr・ar・mr) đang được sử dụng ngày càng nhiều để truyền tải hình ảnh một cách trực quan và chi tiết hơn.Trước khi tìm hiểu về chuyện thực hư các loại kính thực tế ảo có hại mắt không thì hãy cùng mình tìm hiểu tổng quan về kính thực tế ảo là gì đã nhé.

Tổng quan về kính thực tế ảo

Kính thực tế ảo chắc hẳn là sản phẩm vô cùng quen thuộc với các tín đồ đam mê thế giới ảo rồi, thế nhưng đây vẫn còn là một khái niệm mới mẻ với đa số bạn trẻ.

Kính thực tế ảo

Kính thực tế ảo là gì? 

Kính thực tế ảo hay Virtual Reality Glasses là một sản phẩm đem lại cho bạn một trải nghiệm công nghệ thực tế ảo hoàn toàn mới, khác xa so với những chiếc kính thông thường. Khi đeo kính thực tế ảo giống như việc bạn sẽ được mô phỏng trong 1 không gian ảo mà bạn mong muốn và cài đặt trước đó, thế giới ảo này vô cùng sống động và y như thật.

Thông thường kính thực tế ảo thường xuyên sử dụng trong những tựa game, bộ phim để giúp người chơi/người xem dễ dàng hóa thân và trải nghiệm nhân vật như thật. Đặc biệt hơn nữa, kính thực tế ảo mang lại một thế giới với vô vàn sự chuyển động khác nhau, từ đó đưa ra những phản ứng và thay đổi theo tín hiệu của người dùng một cách linh hoạt và đem lại trải nghiệm công nghệ thế giới ảo vô cùng mới mẻ.

Cách hoạt động

Kính thực tế ảo hay kính VR có cách hoạt động đơn giản, đa số những loại kính đang được bán trên thị trường đều hoạt động dựa trên nguyên tắc 3D side by side. Ở nguyên tắc này, màn hình được chia làm 2 khung hình, đối với mỗi khung hình sẽ đáp ứng những hình ảnh ảo cho mỗi mắt người sử dụng. Khi đeo kính, hai khung hình sẽ được hội tụ qua một hệ thống thống kính, giúp cho hình ảnh chaam lại và tạo ra độ nổi khác nhau trông như những mô hình 3D.

Các màn hình chiếu ảnh trong kính VR thường rất sát so với mắt của người dùng, thường từ 10-15cm. Tuy nhiên khi đeo kính vào thì cảm giác khác lạ, đó là giống như xem phim trên các màn hình chiếu có kích thước lớn. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho những hình ảnh sau thấu kính hội tụ ở một điểm rất xa, từ đó đem lại cảm giác khác lạ cho người dùng.

Kính thực tế ảo có hại mắt không?

Nhiều bạn vô cùng đam mê với việc sử dụng những sản phẩm mô phỏng công nghệ thế giới ảo, thế nhưng vẫn còn rất chần chừ và thắc mắc, liệu đeo kính thực tế ảo có hại mắt không? Thì câu trả lời là hoàn toàn có thể hại mắt đối với 2 trường hợp cụ thể sau đây:

Kính thực tế ảo có hại mắt không?

Kính thực tế ảo có hại mắt không thì còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu sử dụng của mỗi người. Thế nhưng nếu như bạn chỉ muốn mua kính thực tế ảo để sử dụng cho việc giải trí mỗi tuần, mua hàng chính hãng và sử dụng điều độ đúng cách thì kính thực tế ảo không hề hại mắt đâu nhé.

Lý do gây nên việc đau và mỏi mắt

Sau khi tìm hiểu cụ thể 2 trường hợp về đeo kính thực tế ảo có hại mắt không thì vẫn có nhiều bạn vô cùng thắc mắc lý do dẫn đến việc đau và mỏi mắt dù chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn? Vấn đề lớn nhất của hầu hết các sản phẩm kính thực tế ảo chính là khoảng cách giữa hai đồng tử IPD của người sử dụng.

Đây là khoảng cách giữa điểm trung tâm của hai đồng tử mắt và cũng chính là một thông số quan trọng với hầu hết các loại kính VR. IDP của người dùng cần nằm trong một khoảng nhất định để có thể đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng mà không mang bất kỳ một tác dụng phụ nào.

Mức trung bình của người lớn thường là 63mm, đây cũng là thông số được nhà sản xuất thường áp dụng trong khi chế tạo kính. IPD càng khác con số trung bình, thì những hình ảnh trên bộ kính càng bị méo mó, sai lệch. Đối với trẻ em thường có IPD trong khoảng 40-55 mm.Vì vậy, hình ảnh mà trẻ em nhìn thấy có thể biến dạng rất nặng, gây ra trường hợp như mất phương hướng, khó chịu, đau đầu và mỏi mắt, thậm chí là buồn nôn.

Tại sao bạn thấy đau và mỏi mắt

Tuy nhiên, đây chưa chắc là vấn đề thường xuyên gặp phải ở trẻ nhỏ mà ngay cả một vài người lớn cũng gặp phải khi sử dụng thử kính thực tế ảo. Tác hại kính thực tế ảo có thể bị gây ra do một vài lý do như.

Chơi game quá nhiều, game quá nhiều motion blur

Như các bạn đã biết, thì việc sử dụng kính thực tế ảo để chơi game trong nhiều giờ đồng hồ là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến mắt cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó việc sử dụng kính VR có quá nhiều hiệu ứng di chuyển gây chóng mặt cho người chơi, từ đó gây nên hiện tượng buồn nôn, khó chịu, mỏi mắt.

Những hiệu ứng đẹp mắt trong game thì luôn được cập nhật và cải tiến để thu hút người dùng. Trong khi những hiệu ứng khử răng cưa, anisotropic filter tạo ra hình ảnh đẹp như thật thì motion blur là thứ không thể thiếu giúp người dùng trải nghiệm với cảm giác di chuyển tốc độ cao, cũng vì chế độ này mà đem lại cảm giác chóng mặt cho người chơi.

Tốc độ framerate không đều

Chơi game thực tế ảo cần một màn hình với cấu hình tốt để đạt hiệu quả cảm giác cao trong lúc chơi game. Bên cạnh việc mua những chiếc kính VR tầm cỡ hạng xịn thì cỗ máy chơi game tốt cũng cần thiết không kém. Khi game mà không đáp ứng được khung hình tốt thì sẽ đem lại khung hình giật lag từ đó gây nên hiện tượng mỏi mắt, dẫn đến những vấn đề về sức khỏe.

Game/ứng dụng không tối ưu cho thực tế ảo

Một lý do khiến nhiều game thủ thường bị chóng mặt sau 30 phút đến 1 giờ chơi là do FOV (trường nhìn). FOV quá rộng hay quá hẹp luôn ảnh hưởng đến mắt và não của người chơi, dẫn đến hiện tượng chóng mặt khi quay chuột và chơi game FPS.

Trong nhiều ứng dụng/game thực tế ảo, bản thân nhà sản xuất game cũng cần tối ưu game cho kính, từ góc nhìn, độ méo hình sao cho phù hợp với hiệu năng của kính. Thông thường các cửa hàng chính hãng cung cấp các ứng dụng cho thiết bị VR luôn được kiểm duyệt chặt chẽ nhưng nhiều ứng dụng hoặc trò chơi chất lượng kém vẫn có thể được cài vào các headset thông qua ứng dụng hãng thứ 3 như Sidequest dành cho các sản phẩm Oculus Quest của Facebook.

Một trò chơi giống như khi bạn đang “high” với hình ảnh mờ ảo luôn là thứ ảnh hưởng trực tiếp đến những người sử dụng kính thực tế ảo như Oculus Rift hay Gear VR. Vì vậy để tránh việc đau, mỏi mắt khi chơi mọi người nhớ sử dụng kính thực tế ảo cho đúng tựa game nhé.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết kính thực tế ảo có hại mắt không? Tại sao sử dụng một lúc lại đau, mỏi mắt đến vậy có thể làm rõ thực hư những thắc mắc về kính thực tế ảo. Hy vọng bài viết này đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích, đặc biệt hãy sử dụng kính thực tế ảo đúng mục đích nhé.

OneTech Asia Joint Stock

Địa chỉ: 3F QCOOP Building, 647 Ly Thuong Kiet Street, Ward 11, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam

Tel: (+84)2866-529-333

Email: info@onetech.vn

Website: https://onetech.jp  |   https://onetech.vn

Rate this post
Exit mobile version