
Kế toán là gì? Công việc cần làm của kế toán hiện nay là gì?
Mục lục
Blog nổi bật

Nhiều người vẫn hay nói vui rằng “kế toán là người mà cả sếp cũng phải rén”. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc thực sự kế toán là gì chưa? Họ làm gì mà cao siêu đến mức ai cũng phải “rén nhẹ” như thế nhỉ?
Để hiểu thêm ngành nghề “quyền lực” này cũng như những công việc cụ thể của một kế toán cần phải phải làm thì hãy đồng hành cùng ATPCare nhé! Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn liên quan đến nghề kế toán.
Khái niệm về kế toán là gì?

Theo Luật Kế toán năm 2015, số 88/2015/QH13 thì kế toán được mô tả là “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.”
Kế toán là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản kế toán (Accounting) là quá trình thu thập, ghi chép sau đó tiến hành phân tích, xử lý và tóm tắt các giao dịch tài chính cho cá nhân hay một tổ chức, doanh nghiệp nào đó.
Kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp vì vậy kế toán được ví như những “ông hoàng bà hoàng” tài chính mà bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần.
Những dạng kế toán phổ biến hiện nay
Hiện nay, kế toán đã phát triển thành rất nhiều loại và mình có thể kể đến các dạng phổ biến như sau:
Kế toán thanh toán
Đây là kế toán sẽ đảm nhận thực hiện các đầu việc liên quan đến chứng từ thu, chi trong tổ chức/doanh nghiệp và quản lý quy trình thanh toán
Kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng là bộ phận đảm nhận việc xử lý, ghi chép, tổng hợp và phân tích liên quan đến các giao dịch kế toán và tài chính. Bên cạnh đó, trong hoạt động tiền tệ của ngân hàng thì kế toán ngân hàng cũng góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp thông tin.
VD: Nếu bạn để ý thì khi bạn đi vay vốn tại ngân hàng thì người lập hồ sơ đó cho bạn là kế toán ngân hàng đó.
Kế toán công nợ
Kế toán công nợ chỉ là một mảng nhỏ so với các loại kế toán khác nhưng nó cũng rất quan trọng. Kế toán công nợ này phụ trách các việc như theo dõi các khoản công nợ của khách hàng và đôn đốc họ thanh toán cho doanh nghiệp.
Kế toán theo dõi hàng tồn kho

Kế toán theo dõi hàng tồn kho đảm nhiệm các công việc như lập hóa đơn, chứng từ nhằm giúp doanh nghiệp bạn cập nhật kịp thời những vấn đề liên quan đến kho chứa hàng như nguyên vật liệu nhập, xuất hay tồn kho. Đồng thời kế toán theo dõi hàng tồn kho còn phải báo cáo thường xuyên để tránh tình trạng rủi ro bất cứ lúc nào.
Kế toán tài sản cố định
Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC định nghĩa thì tài sản cố định được hiểu là tài sản có thời hạn sử dụng cố định thông thường sẽ trên 1 năm và khấu hao theo thời gian. Kế toán tài sản cố định là người thực hiện việc kiểm tra, đánh giá lại các tài sản cố định theo quy định của Nhà nước, đồng thời lập báo cáo về tài sản đó.
Kế toán doanh thu

Kế toán này chịu trách nhiệm về các đầu việc liên quan đế tổng hợp lại các chứng từ bán hàng, kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng. Đồng thời họ cũng phải thực hiện báo cáo doanh thu, các khoản khấu trừ doanh thu, kiểm tra số lượng hàng hóa,… trình lên để cấp trên nắm bắt và xem xét.
Kế toán thuế
Kế toán thuế là bộ phận chịu trách nhiệm làm các công việc như sắp xếp, giải quyết hay lưu giữ các hóa đơn, chứng từ quan trọng. Đồng thời kế toán thuế còn phải lập bảng báo cáo thuế theo mỗi tháng/ quý và thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định.
Kế toán chi phí

Kế toán chi phí được hiểu là bộ phận ghi chép, phân loại các chi phí liên quan đến một quy trình cụ thể nhằm mục đích quản lý hoạt động thu – chi. Các công việc của kế toán chi phí thường thấy như thống kê chi phí sản xuất, kiểm soát tình hình thực hiện các mức phí về nhân công, vật tư,…
Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp là bộ phận chịu trách nhiệm cho toàn bộ dữ liệu trên sổ sách kế toán. Công việc của họ bao gồm nhiều công đoạn như thu thập và lưu trữ và lập các phiếu thu – chi, xuất nhập hàng hóa. Tiếp theo là xem xét công nợ của các bên rồi tiến hành báo cáo tất cả dữ liệu, số liệu cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, họ cũng đảm nhận vấn đề về báo cáo thuế, hóa đơn, lương thưởng. Thậm chí, kế toán tổng hợp còn có thể đưa ra các phương pháp nhằm tiết kiệm tài chính cho doanh nghiệp. Có thể nói đây chính là một trong các bộ phận quan trọng nhất của mảng kế toán này.
Các chức năng của kế toán bạn nên biết

Để mà nói về chức năng của kế toán thì rất nhiều, có thể kể đến như sau:
- Chức năng phản chiếu: Bạn có thể hình dung kế toán có thể phản chiếu tất cả các vấn đề liên quan đến kinh tế cũng như các tài chính phát sinh trong quá trình doanh nghiệp hoạt động thông qua quá trình ghi chép, tính toán, xử lý và tổng hợp số liệu.
- Chức năng kiểm soát: Thông qua việc đối chiếu các khoản thu – chi giữa thực tế với sổ sách ghi chép thì kế toán có thể giúp đánh giá và rà soát lại số liệu cho doanh nghiệp.
- Chức năng báo cáo thông tin: Chức năng quan trọng không kém của kế toán chính là báo cáo và cung cấp thông tin về tài chính, quản trị cho một số đối tượng nhất định như:
- Chủ sở hữu
- Người quản lý
- Nhà đầu tư
- Ngân hàng
- Cơ quan nhà nước
Mô tả công việc của một kế toán

Tùy vào mỗi loại kế toán thì sẽ có các đầu việc khác nhau tuy nhiên đối với một kế toán thông thường sẽ đảm nhiệm các công việc sau:
- Thu thập thông tin: Kế toán cần thu thập thông tin một cách chính xác và chi tiết về các phát sinh liên quan đến tài chính mỗi ngày rồi lập chứng dưới dạng chứng từ và chi phiếu.
- Ghi sổ sách: Kế toán cần ghi chép nhanh chóng và đầy đủ các giao dịch tài chính của doanh nghiệp vào sổ sách
- Kiểm soát chứng từ kế toán: Theo dõi và đảm bảo tính chuẩn xác và minh bạch của báo cáo tài chính cũng như các chứng từ thu – chi phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp và thường xuyên cập nhật thông tin số liệu cho công ty.
- Phân tích tài chính: Dựa trên các số liệu đã ghi chép và lưu trữ thì bạn phải tiến hành phân tích nó để đưa ra các phương án thích hợp cho tổ chức hoặc doanh nghiệp.
- Quản lý rủi ro tài chính: Kế toán cần xem xét và quản lý lại các rủi ro liên quan đến tài chính hay các rủi ro về tín dụng, thị trường,…
- Lập báo cáo tài chính: Cái này thì chắc chắn kế toán phải thực hiện. Công việc này đòi hỏi bạn phải tổng hợp tất cả số liệu và lập báo cáo tài chính như kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, tài sản cố định,…trình lên các ban lãnh đạo. Từ đó họ sẽ có những bước đi tiếp theo trong quá trình kinh doanh của mình.
- Quản lý thuế: Bên cạnh các giấy tờ thu chi thì kế toán cần phải quản lý luôn cả khoản thuế của doanh nghiệp. Bao gồm các công đoạn như lập tờ khai, báo cáo thuế theo quý, đánh giá nghiên cứu các khoản thuế, quản lý và lưu trữ dữ liệu của thuế đồng thời họ cũng là người nộp thuế doanh nghiệp cho nhà nước.
- Quản lý chính sách quyền lợi cho nhân viên công ty: Kế toán có thể quản lý các các chính sách liên quan quyền lợi của nhân viên thông qua việc thu thập dữ liệu về lương, thưởng, khoản phụ cấp, thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế,… để có phân tích xem nhân viên đã có đủ quyền lợi hay chưa, nếu chưa thì sẽ đề xuất cho cấp trên.
- Điều hành và quản lý phòng kế toán: Nếu bạn là một kế toán trưởng thì việc này khá là quan trọng đấy! Nó đòi hỏi bạn phải đảm bảo các nhân viên hoàn thành công việc được giao đúng hạn và chính xác. Đồng thời, bạn cũng phải hỗ trợ hay đào tạo các nhân viên mới về các nghiệp vụ.
Một số câu hỏi hay gặp về kế toán
Sau đây sẽ tổng hợp một số câu hỏi hay gặp về kế toán mà bạn có thể tham khảo:
Hiện tại kế toán lương khoảng bao nhiêu?

Hiện nay, mức lương của kế toán sẽ có khoảng chênh lệch điều đó còn phụ thuộc vào năng lực làm việc cũng như vị trí của từng người. Sau đây sẽ là mức lương dao động theo từng vị trí kế toán:
- Kế toán mới ra trường ít kinh nghiệm: Mức lương có thể dao động từ 5 – 8 triệu đồng /tháng.
- Kế toán có kinh nghiệm từ 1-2 năm: Mức lương dao động trong khoảng 10 – 15 triệu đồng/ tháng
- Kế toán có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Mức lương sẽ dao động từ 10 – 35 triệu đồng /tháng.
- Kế toán trưởng kinh nghiệm từ 5 – 10 năm : Mức lương có thể lên đến 15 – 50 triệu đồng /tháng.
- Giám đốc tài chính: Mức lương có thể lên tới 50 – 100 triệu đồng /tháng.
Kế toán cần có những bằng cấp, chứng nhận nào?

Dưới đây sẽ là những bằng cấp mà kế toán nên có cho mình để tăng cơ hội trên thị trường lao động:
- Bằng trung cấp, cao đẳng, đại học về kế toán: Đây có thể coi là những bằng cấp thông dụng nhất. Thời gian học trung cấp là 2 năm, cao đẳng là 3 năm và đại học là 4 năm. Sau khi bạn học xong chương trình bạn sẽ có bằng. Từ đó, bạn có thể đi xin việc tại các doanh nghiệp.
- Bằng thạc sĩ chuyên ngành về kế toán: Đây là cấp bậc cao hơn 1 bậc so với đại học. Hiện nay đã có 3 hình thức đào tạo thạc sĩ mà bạn có thể tham khảo là học tại các trường đại học Việt Nam, học tại trường nước ngoài liên kết với trường Việt Nam hay học tại các chương trình thạc sĩ kế toán quốc tế.
- Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng: Đây là chứng chỉ dành cho các bạn kế toán muốn lên vị trí kế toán trưởng. Bằng này thường có thời hạn 5 năm và chỉ mất 3 – 6 tháng để hoàn thành khóa học này.
- Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế: Đây là chứng chỉ do Tổng cục thuế cấp nên khá là chất lượng. Nếu bạn muốn mở đại lý thuế hoặc làm nhân viên kế toán thuế thì bạn cần phải bổ sung nó vào ngay hồ sơ của mình nha.
- CMA (Certified Management Accountant): Đây là chứng chỉ được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ IMA, chứng chỉ này sẽ công nhận bạn là một chuyên gia về kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp
- ICAEW (Institute of Chartered Accountant in England and Wales): Chứng chỉ này do Viện Kế toán Công Chứng Vương quốc Anh và xứ Wales cấp và nó sẽ đảm bảo các kiến thức về ngành kế toán, tài chính, kinh doanh cũng như đào tạo kỹ năng lập báo cáo, phân tích dữ liệu cho bạn.
- ACCA (Association of Chartered Certified Accountants): Đây là chứng chỉ được công nhận trên toàn cầu và do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc cấp. Chứng chỉ này sẽ hỗ trợ bạn kha khá các kiến thức chuyên môn cáo, báo cáo tài chính hay quản trị chiến lược,…
- CPA (Certified Public Accountants): Đây là chứng chỉ được công nhận tại nhiều nước như Việt Nam, Hồng Kông, Malaysia,… Chứng chỉ này tập trung giảng dạy về kiến thức nền tảng liên quan đến lĩnh vực toán & tài chính, kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích, tư duy logic,…
- CFA (Chartered Financial Analyst): Chứng chỉ này chỉ dành riêng cho các nhà phân tích đầu tư tài chính được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ.
Thi khối gì để vào kế toán?
Hiện nay, có rất nhiều khối thi để cho bạn lựa chọn chứ không phải cứ nhất nhất theo mỗi khối A00. Do đó, bảng sau đây sẽ cung cấp cho bạn các khối thi để trở thành một kế toán tương lai nhé!
Khối thi | Các môn thi |
A00 | Toán, Lý, Hóa |
A01 | Toán, Lý, Anh |
A04 | Toán, Lý, Địa |
A07 | Toán, Sử, Địa |
A16 | Toán, Văn, KHTN |
B00 | Toán, Hóa Sinh |
C01 | Toán, Văn, Lý |
D01 | Toán, Văn, Anh |
D07 | Toán, Hóa, Anh |
D09 | Toán, Sử, Anh |
D10 | Toán, Địa, Anh |
D90 | Toán, KHTN, Anh |
D96 | Toán, Anh, KHXH |
Tiềm năng nghề nghiệp của ngành kế toán

Như đã đề cập ở trên kế toán là một phần không thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Do đó, các kế toán và chuyên gia tài chính luôn được cần đến. Chưa kể, nhà nước yêu cầu doanh nghiệp tăng cường các báo cáo tài chính hơn điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho kế toán.
Tuy nhiên, do hiện nay áp dụng nhiều công nghệ mới nên các công việc kế toán truyền thống sẽ có nguy cơ mất việc do mọi việc đều tự động hóa. Nhưng bạn cũng đừng nên lo lắng quá, bạn cũng có thể trở nên phát triển và giỏi hơn nếu biết cách tận dụng khả năng của chúng.
Nhìn chung, tiềm năng của nghề kế toán vẫn còn khá khả quan và tích cực. Tuy nhiên, bạn đừng nên quá chủ quan, hãy tiếp tục trau dồi và học hỏi thêm về nghiệp vụ đồng thời bạn hãy tìm hiểu và áp dụng công nghệ AI vào công việc của mình. Điều đó sẽ giúp bạn khá nhiều đấy!
Các trường đào tạo chuyên ngành kế toán

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo kế toán phổ biến tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Ngoại Thương
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại Học kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học kinh tế – Đại học Huế
- Học Viện Tài Chính
- Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Học Viện Ngân Hàng
- Trường Đại học Thương Mại
- Trường Đại học Ngân hàng TPHCM
- Trường Đại học Tài Chính – Marketing
- Đại học Kinh tế TPHCM
- ….
Lộ trình nghề nghiệp của kế toán

Thông thường, một nhân viên kế toán sẽ trải qua lộ trình thăng tiến cấp bậc như sau:
- Thực tập sinh kế toán: Đây là vị trí đầu tiên trong lộ trình thăng tiến. Khi bạn chưa có tí kinh nghiệm gì thì có thể ứng tuyển vào vị trí này. Thông thường, thực tập sinh kế toán sẽ làm theo những gì kế toán trưởng giao như thu thập dữ liệu thô, chuẩn bị báo cáo hoặc sắp xếp hóa đơn, chứng từ,…
- Kế toán viên: Sau khi tốt nghiệp bạn có thể xin vào các doanh nghiệp với những vị trí nhất định như kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán thanh toán,…
- Kế toán tổng hợp: Đây là cấp bậc khi bạn đã có chuyên môn vững chắc hay có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên. Cấp bậc này đòi hỏi bạn phải biết ghi chép, tổng hợp cũng như phân tích số liệu của doanh nghiệp.
- Kế toán trưởng: Đây là vị trí đứng đầu bộ phận kế toán của một doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm hỗ trợ và quản lý các kế toán viên dưới trướng của mình. Đồng thời, họ sẽ cùng bộ phận kế toán đề xuất các phương án tối ưu và tiết kiệm tài chính cho doanh nghiệp về các kế hoạch tài chính, kế toán của doanh nghiệp.
- Giám đốc tài chính (CFO): đây được coi là vị trí “đỉnh cao” của nghề kế toán. Bạn có thể hình dung CFO của mỗi công ty sẽ chịu trách nhiệm về việc kiểm soát sự chuyển giao của dòng tiền cũng như việc phân tích, đánh giá các giao dịch tài chính cho doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng sẽ là người hoạch định ra kế hoạch tài chính tổng quan nhằm đảm bảo doanh nghiệp vận hành một cách tốt nhất.
Tóm lại, việc có thể đi được đúng với lộ trình hay không phụ thuộc vào năng lực cũng như khả năng của mỗi người. Chính vì vậy, bạn hãy nên xây dựng cho mình mục tiêu cụ thể đồng thời thường xuyên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để sớm đạt được đến “đỉnh cao” của ngành kế toán nhé!
Tổng kết:
Nhìn chung lại, bạn có thể nhận ra tầm quan trọng của kế toán là như thế nào rồi. Từ việc tìm hiểu khái niệm kế toán là gì, chức năng của kế toán đến công việc của một kế toán ra sao cũng đã ngầm khẳng định kế toán đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp thông tin kinh tế cho doanh nghiệp.
Hy vọng sau khi đọc hết bài viết này bạn sẽ có câu trả lời cho thắc mắc của bản thân đồng thời cũng có thể đưa ra cho mình những quyết định phù hợp với định hướng của bản thân nha.
Blog liên quan

Hướng dẫn khắc phục lỗi mất tiếng khi gọi trên Zalo chi tiết nhất
Nếu tài khoản Zalo của bạn đang gặp tình trạng lỗi mất tiếng khi gọi trên Zalo thì nhất định phải đọc hết bài viết

Hướng dẫn cách đăng ký Shopee Live tất tần tật từ A – Z
Trong những năm gần đây, Shopee không chỉ là một nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng mà còn trở thành một kênh bán

Cách quản lý tồn kho hiệu quả trên nền tảng thương mại điện tử mà bạn cần nắm
Quản lý tồn kho hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, đặc

Hướng dẫn chi tiết cách tính giá bán Shopee cho người mới bắt đầu
Khi bắt đầu kinh doanh trên Shopee, một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết cần phải hiểu rõ là tính giá bán Shopee sao