Doanh thu là gì? Công thức tính doanh thu được nhiều công ty dùng nhất

Mục lục

Điền đầy đủ thông tin để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm trong thời gian sớm nhất
công thức tính doanh thu được nhiều công ty dùng nhất

Đối với một doanh nghiệp thì việc biết công thức tính doanh thu là điều bắt buộc bởi nó rất quan trọng đối với họ. Doanh thu đối với doanh nghiệp không chỉ là con số đơn thuần mà nó còn phản ánh sức khỏe tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. 

Để hiểu rõ hơn về các khía cạnh của doanh thu như ý nghĩa của nó, cách phân biệt doanh thu với dòng tiền hay doanh thu với thu nhập cũng như cách tính toán doanh thu sao cho chuẩn nhất thì mời bạn hãy đồng hành cùng ATPCare nhé! 

Khái niệm doanh thu là gì?

Doanh thu là gì?- Công thức tính doanh thu 
Doanh thu là gì?

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 14 thì doanh thu được mô tả như sau: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.”

Bạn có thể hiểu đơn giản doanh thu là nguồn sống của doanh nghiệp. Nó là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ. 

Ý nghĩa của doanh thu bạn cần nắm

Doanh thu hỗ trợ doanh nghiệp chi phí mặt bằng 
Doanh thu hỗ trợ doanh nghiệp chi phí mặt bằng

Như nhiều bạn đã biết doanh thu là thước đo hữu hiệu để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Nó sẽ cho bạn thấy rằng doanh nghiệp bạn kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu cao đồng nghĩa với việc kinh doanh của bạn đang có tiến triển khá là tốt đấy. 

Chưa kể, doanh thu còn hỗ trợ bạn chi trả các phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi phí mặt bằng, sản xuất, nguyên liệu, sản xuất,… Ngoài ra, doanh thu còn góp phần duy trì hoạt động kinh doanh trong tương lai một vài năm tới.

Trong trường hợp doanh thu cao thì nó còn có vai trò như một nguồn vốn dự trữ khá an toàn cho doanh nghiệp. Cuối cùng, doanh thu là cơ sở để tạo ra lợi nhuận, đây là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. 

5 loại doanh thu cần phải nắm chính xác

Doanh thu bán hàng 

Doanh thu đến từ hoạt động bán sản phẩm 
Doanh thu đến từ hoạt động bán sản phẩm

Doanh thu bán hàng là doanh thu thông qua việc doanh nghiệp bán các sản phẩm do mình sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào hay bán bất động sản đầu tư.

Doanh thu cung cấp dịch vụ

Doanh thu cung cấp dịch vụ là khoản doanh thu mà doanh nghiệp được nhận khi thực hiện cung cấp dịch vụ như dịch vụ vận tải, du lịch, tư vấn, sửa chữa, lắp đặt,…

Doanh thu bán hàng nội bộ doanh nghiệp

Bạn có thể hiểu đơn giản doanh thu nội bộ là khoản doanh thu từ việc bán hàng hóa/ dịch vụ cho nội bộ công ty, nó diễn ra giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty hay tổng công ty và sẽ được tính theo giá nội bộ. 

Doanh thu từ các hoạt động tài chính

Doanh thu từ các hoạt động tài chính
Doanh thu từ các hoạt động tài chính

Theo quy định tại khoản 1 Điều 80 Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) sẽ bao gồm các khoản sau: 

  • Tiền lãi khi bạn cho vay, tiền lãi ngân hàng, đầu tư trái phiếu, ủy thác đầu tư hay chiết khấu thanh toán được hưởng khi cung cấp sản phẩm/ dịch vụ;…
  • Cổ tức, lợi nhuận được chia từ các bên mà doanh nghiệp bạn có góp vốn cổ phần. 
  • Doanh thu từ hoạt động bạn mua bán ngoại tệ, kinh doanh ngoại hối,…
  • Doanh thu từ các hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp 
  • Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác của doanh nghiệp 
  • Doanh thu từ các hoạt động mua bán chứng khoán, đầu tư vào công ty con hay công ty liên kết, lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý khoản vốn liên doanh. 

Doanh thu bất thường 

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì doanh thu bất thường được khái niệm là khoản thu phát sinh từ các hoạt động không thuộc hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và không được dự kiến lặp lại trong tương lai.

Doanh thu bất thường sẽ bao gồm các khoản thu như thanh toán nhà xưởng máy móc hay các khoản đầu tư, chuyển nhượng đất đai, các khoản phải trả nhưng không cần trả,…

Công thức tính doanh thu chuẩn nhất hiện nay

Công thức tính doanh thu phổ biến hiện tại
Công thức tính doanh thu phổ biến hiện tại

Muốn tính doanh thu một cách đơn giản nhất thì bạn chỉ cần nhân giá của sản phẩm/ dịch vụ đó với số lượng được bán hoặc cung cấp là được. Đây là một phương pháp tính phổ biến được nhiều công ty áp dụng nhất. Công thức tính doanh thu cụ thể sau đây:

Đối với hoạt động buôn bán sản phẩm: Doanh thu = sản lượng x giá bán 

Đối với cung cấp dịch vụ: Doanh thu = số lượng người dùng sử dụng x Giá dịch vụ

Ví dụ: Bạn đang kinh doanh quần áo, hôm nay bạn bán được 5 cái áo với giá 100.000 đồng/ cái. Từ đó bạn có thể tính ra doanh thu = giá bán x sản lượng = 100.000 đồng/cái x 5 cái = 500.000 đồng

Điều kiện ghi nhận doanh thu từ công ty

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng hiện nay

Dựa vào Điểm 10 VAS 14 thì doanh thu bán hàng của doanh nghiệp bạn được ghi nhận nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Người mua sẽ chịu một phần lớn rủi ro liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm 
Người mua sẽ chịu một phần lớn rủi ro liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm
  • Người mua đã chịu trách nhiệm phần lớn về rủi ro và lợi ích liên quan đến quyền sở hữu hàng hóa
  • Bạn không còn quyền sở hữu và quản lý sản phẩm/ dịch vụ 
  • Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn và có độ tin cậy 
  • Ban đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
  • Các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng được xác định rõ ràng 

Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ

Dựa vào Điểm 16 VAS 14 thì Doanh thu cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bạn được ghi nhận khi đáp ứng đồng thời các điều kiện:

Giao dịch về việc cung cấp dịch vụ có khả năng thu lợi 
Giao dịch về việc cung cấp dịch vụ có khả năng thu lợi
  • Doanh thu được xác định một cách tương đối chắn chắn và có độ tin cậy 
  • Giao dịch về việc cung cấp dịch vụ có khả năng thu được lợi nhuận kinh tế
  • Phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán được xác định cụ thể. 
  • Chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện bạn cung cấp dịch vụ và chi phí để bạn hoàn thành giao dịch đó được xác định rõ ràng 

Các khoản giảm trừ doanh thu 

Các khoản giảm trừ doanh thu được hiểu là những chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh có khả năng làm giảm tổng doanh thu từ việc bán hàng, sản phẩm, và dịch vụ của một doanh nghiệp. Các khoản giảm trừ doanh thu có thể kể đến như: 

Các khoản giảm trừ doanh thu sẽ làm giảm tổng doanh thu 
Các khoản giảm trừ doanh thu sẽ làm giảm tổng doanh thu

Chiết khấu thương mại: Khi khách hàng mua với số lượng nhiều thì doanh nghiệp bạn có thể giảm một khoản phí nho nhỏ đó gọi là chiết khấu thương mại. Nó có thể làm giảm doanh thu nhưng sẽ giúp doanh nghiệp chốt được nhiều đơn và có được thiện cảm từ khách hàng.

Giảm giá hàng bán: Đây là khoản phí bạn có thể áp dụng trong trường hợp sản phẩm/ dịch vụ của bạn không đạt chất lượng hoặc không tuân theo đúng quy định đã đề ra trước. 

Hàng bán bị trả lại: Trong quá trình kinh doanh bạn sẽ gặp vài trường hợp khách trả hàng do hư hỏng, không đảm bảo chất lượng hay khách hàng yêu cầu bồi thường khi không hài lòng dịch vụ bên bạn. Tất cả giá trị trên của sản phẩm/ dịch vụ sẽ không được tính vào tổng doanh thu 

VD: Bạn mua một chiếc váy nhưng khi khui hàng lại phát hiện váy bị bung chỉ rất nhiều và yêu cầu trả lại cho quán thì số tiền của chiếc váy đó sẽ không được tính vào doanh thu.  

Phân biệt doanh thu với dòng tiền vào

Phân biệt giữa dòng tiền vào và doanh thu 
Phân biệt giữa dòng tiền vào và doanh thu

Trường hợp này khá nhiều doanh nghiệp hiện nay nhầm lẫn, bạn cứ nghĩ có tiền vào túi đều quy vào doanh thu hết là không đúng nhé! Bởi vì doanh thu được chỉ được công nhận khi doanh nghiệp hoàn tất việc chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay cung ứng đầy đủ dịch vụ cho người mua. 

Các trường hợp mà nhiều công ty hay thường nhầm lẫn như việc khách hàng chuyển tiền tạm ứng trước. Đó là dòng tiền vào chứ không phải doanh thu bởi bạn chưa thực hiện chuyển giao quyền sở hữu. Hay trường hợp khách hàng trả trước các kỳ sau nhưng bạn lại tính hết doanh thu cho kỳ này sẽ khiến cho việc doanh thu bị sai lệch. 

Phân biệt doanh thu với thu nhập

Vẫn còn nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này nên bảng dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt doanh thu và thu nhập khác nhau chỗ nào nhé!

Khác biệt  Doanh thu  Thu nhập 
Khái niệm  Là khoản phí mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp  Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong kỳ đó. 
Phạm vi áp dụng Áp dụng với tất cả các loại doanh thu như bán hàng, cung cấp dịch vụ, nội bộ, bất thường và hoạt động tài chính Áp dụng với các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và không tính khoản doanh thu bất thường 
Cách tính Được tính bằng tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ đó.  Được tính bằng công thức: Thu nhập = Doanh thu – Chi phí

Tổng kết: 

Thông qua bài viết này, bạn có thể nhận ra việc hiểu rõ doanh thu là vấn đề quan trọng để quản lý và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Bên cạnh đó, bài viết cũng hỗ trợ bạn công thức tính doanh thu sao cho chuẩn đồng thời giúp bạn phân biệt được doanh thu với các khái niệm như dòng tiền vào và thu nhập. Chính điều đó sẽ giúp doanh nghiệp bạn tránh những nhầm lẫn trong báo cáo tài chính. 

Hy vọng rằng với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về doanh thu, từ đó áp dụng hiệu quả vào thực tiễn kinh doanh của mình. 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Blog liên quan

Lên đầu trang
Zalo zns la gi
TẶNG 2.000 TIN NHẮN ZALO ZNS

Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?