Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt giữa doanh nghiệp SME và Startup

Mục lục

Điền đầy đủ thông tin để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm trong thời gian sớm nhất
Doanh nghiệp SME là gì? Phân biệt giữa doanh nghiệp SME và Startup

Doanh nghiệp SME là gì mà khiến cho người người nhà nhà phải đổ xô vào kinh doanh. Có thể bạn chưa biết, nhưng ngoài các doanh nghiệp lớn hay các startup ra thì doanh nghiệp SME đóng góp cho nhà nước tận 40% GDP. Nhờ đó, đã tạo công ăn việc làm cho không ít người dân tại Việt Nam. 

Vậy hãy cùng ATPCare tìm hiểu xem SME là gì nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức của công ty này, vai trò của nó cũng như làm sao để phân biệt giữa doanh nghiệp SME và doanh nghiệp Startup nhé! 

Tìm hiểu về doanh nghiệp SME là gì?

Doanh nghiệp SME là gì? 
Doanh nghiệp SME là gì?

Doanh nghiệp SME được viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise. Bạn có thể hiểu đơn giản nó là doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ. Nhỏ ở đây bao gồm cả về vốn, nhân sự và doanh thu. 

Hiện nay, doanh nghiệp SME đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng phát triển hơn qua từng ngày với con số ấn tượng là 95% trong tổng số doanh nghiệp trên toàn thế giới. 

Để mà nói thì tương lai của các doanh nghiệp SME tại Việt Nam khá triển vọng. Theo báo Tuổi trẻ, tại lễ ra mắt Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì đại diện OBC đã dự đoán đến năm 2030 sẽ có đến 2.4 triệu doanh nghiệp SMEs.

Để thực hiện được điều này thì cộng đồng doanh nhân OBC sẽ tiến hành tổ chức các chương trình sự kiện định kỳ hàng tháng, hàng quý để giúp các doanh nghiệp SME hoàn thiện kỹ năng bản thân và kinh doanh hiệu quả hơn. 

Ngoài ra, theo báo cáo nghiên cứu về việc triển khai chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ là chủ của CEPEW thì vấn đề phụ nữ làm chủ doanh nghiệp SME cũng được nhà nước chú ý và tạo điều kiện tối đa. 

Bằng chứng rõ ràng nhất là quốc hội, chính phủ và ngân hàng nhà nước đã ban hành các chính sách liên quan đến việc cho vay vốn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp SME thậm chí IFC hay ADB cũng cung cấp các gói viện trợ nhằm hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. 

Ở Việt Nam chúng ta, doanh nghiệp SMEs rất nhiều, họ là những doanh nghiệp đã có thị trường, khách hàng, doanh số,… nhưng chưa thể chuyển mình từ SMEs thành doanh nghiệp lớn, tập đoàn. Nếu nhìn lại các số liệu gần đây cho thấy rằng, Việt Nam. chúng ta doanh nghiệp SMEs rất nhiều, để phân biệt được các mô hình SMEs hiện nay rất khó, kéo xuống bên dưới tìm hiểu thêm các mô hình doanh nghiệp SMEs hiện nay

Các mô hình doanh nghiệp SME hiện nay

Như đã đề cập ở trên thì doanh nghiệp SME có 3 mô hình tương ứng với 3 quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ. Dưới đây là chi tiết về các mô hình của doanh nghiệp SME theo  Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP vào năm 2018 là: 

 

Lĩnh vực Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng Số người lao động tham gia đóng BHXH bình quân/năm ít hơn 10 người

Tổng doanh thu/ năm ít hơn 3 tỷ đồng

Tổng số vốn/ năm không quá 3 tỷ đồng

Số người lao động tham gia đóng BHXH bình quân/năm ít hơn 100 người

Tổng doanh thu/ năm ít hơn 50 tỷ đồng

Tổng số vốn/ năm không quá 20 tỷ đồng

Số người lao động tham gia đóng BHXH bình quân/năm ít hơn 200 người

Tổng doanh thu/ năm ít hơn 200 tỷ đồng

Tổng số vốn/ năm không quá 100 tỷ đồng

Thương mại, dịch vụ Số người lao động tham gia đóng BHXH bình quân/năm ít hơn 10 người

Tổng doanh thu/ năm ít hơn 10 tỷ đồng

Tổng số vốn/ năm không quá 3 tỷ đồng

Số người lao động tham gia đóng BHXH bình quân/năm ít hơn 50 ngườiTổng doanh thu/ năm ít hơn 100 tỷ đồng

Tổng số vốn/ năm không quá 50 tỷ đồng

Số người lao động tham gia đóng BHXH bình quân/năm ít hơn 100 người

Tổng doanh thu/ năm ít hơn 300 tỷ đồng

Tổng số vốn/ năm không quá 100 tỷ đồng

Vai trò của doanh nghiệp SME

Bất cứ cái gì trên thế giới này đều có vai trò và tác dụng riêng của nó. Doanh nghiệp SME cũng thế, sau đây là các vai trò mà doanh nghiệp SME mang lại cho xã hội: 

Phát triển kinh tế

Vai trò phát triển kinh tế của doanh nghiệp SME 
Vai trò phát triển kinh tế của doanh nghiệp SME

Theo Bộ Tài Chính thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đóng góp tận 40% GDP cho nước nhà. Với bộ máy nhỏ nên việc vận hành sẽ nhanh gọn và lẹ hơn so với các doanh nghiệp lớn ngoài kia. Chưa kể, đa số doanh nghiệp SME thường có xu hướng thích nghi cực kỳ nhanh với sự thay đổi của môi trường. 

Từ đó, các doanh nghiệp sẽ ngày càng linh hoạt và tạo ra các ý tưởng mới độc đáo hơn trong sản xuất. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp SME tiến hành gia tăng sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm/ dịch vụ cho người tiêu dùng, chính điều đó đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, bạn có thể nhận ra doanh nghiệp SME phân bố chủ yếu tại các vùng nông thôn, vì thế cho nên khoảng cách phát triển giữa các khu vực được giảm bớt và không còn quá cách biệt như trước. 

Tạo công việc và thu nhập 

Vai trò tạo việc làm và tăng thu nhập của doanh nghiệp SME 
Vai trò tạo việc làm và tăng thu nhập của doanh nghiệp SME

Với quy mô nhỏ và ít vốn nên thường doanh nghiệp SME không quá chú trọng đến việc áp dụng máy móc công nghệ trong việc sản xuất điều đó cũng có là một cơ hội làm việc tốt cho người dân lao động có trình độ và kinh nghiệm thấp. Chưa kể với quy mô nhỏ các doanh nghiệp SME cũng có thể len lỏi vào các thị trường ngách để kinh doanh. 

Từ đó, giúp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện đời sống kinh tế của người dân hơn. Nói có sách, mách có chứng cũng theo Bộ Tài Chính thì doanh nghiệp SME đã giải quyết việc làm cho khoảng 60% lao động và có mặt tại khắp các địa bàn từ thành thị đến nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo trên cả nước. 

Tăng cường sản xuất xuất nhập khẩu

Vai trò tăng cường sản xuất và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp SME 
Vai trò tăng cường sản xuất và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp SME

Như đã đề cập ở trên thì doanh nghiệp SME khá linh hoạt, sáng tạo và có khả năng thích ứng nhanh khi tiếp cận với các môi trường cho nên việc giải mã nhu cầu khách hàng tại đó là điều không quá khó khăn. 

Từ những dữ liệu đó,  SME có thể phát triển được nhiều sản phẩm/ dịch vụ mới hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Từ đó mà việc tăng cường sản xuất xuất nhập khẩu là chuyện tất nhiên.

Phân biệt giữa doanh nghiệp SME và Startup 

Đa số trong tất cả chúng ta đều nhầm lẫn giữa doanh nghiệp SME với Startup. Thực tế, hai doanh nghiệp này có sự khác biệt lớn đấy. 

Đặc điểm Doanh nghiệp SME Startup
Khái niệm Là các công ty vừa, nhỏ và siêu nhỏ về vốn, nhân sự, người lao động và doanh thu. Là những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, có khả năng tăng trưởng mạnh về quy mô.
Tuổi đời Thường đã hoạt động trên thị trường một thời gian và tỷ lệ thất bại trong vòng 3 năm là 32% Mới thành lập và có tỷ lệ thất bại trong vòng 3 năm cao chiếm tới 92% ( Theo Shark Bình
Mô hình kinh doanh Có thể là vừa và nhỏ, mang tính địa phương  Thường là mô hình mới, sáng tạo và hướng đến thị trường lớn, thậm chí là toàn cầu. 
Mục tiêu Phát triển bền vững, ổn định Tăng trưởng nhanh, đột phá
Lợi nhuận Thường có lãi ngay trong thời gian đầu nhưng doanh thu tăng trưởng ít.  Có thể lỗ trong thời gian đầu nhưng càng về sau thì doanh thu tăng trưởng vượt bậc 
Khả năng cạnh tranh Cạnh tranh không quá lớn, vừa phải  cạnh tranh cao đòi hỏi sản phẩm phải có tính đột phá mới
Yêu cầu vốn Ít hơn và được hỗ trợ từ các tổ chức và chính phủ  Nhiều hơn và được hỗ trợ từ các nhà đầu tư mạo hiểm 
Chủ sở hữu Thường là doanh nghiệp cá nhân, gia đình. Việc điều hành chủ yếu từ các thành viên trong gia đình. Doanh nhân, tư nhân hoặc các nhà đầu tư góp vốn 
Ứng dụng công nghệ Có thể sử dụng công nghệ thông thường và chỉ nâng cấp khi muốn đạt hiệu quả cũng như lợi nhuận tài chính cao hơn Thiết bị cần tiên tiến hơn những gì đã có sẵn, nhằm đạt được mục tiêu cốt lõi đề ra

Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp SME 

Khi bắt đầu kinh doanh một doanh nghiệp thì sẽ có những thuận lợi và khó khăn nhất định mà bạn phải đối mặt:

Thuận lợi của SME

Chính phủ có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp SME 
Chính phủ có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp SME
  • Chính phủ Việt Nam hiện nay đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp SME, bao gồm các chính sách về vốn, thuế, đào tạo và phát triển thị trường.
  • Nguồn nhân lực dồi dào cả ở những vùng thành thị lẫn nông thôn xa xôi. 
  • Với thời đại công nghệ số và chuyển đổi số đang ngày càng phổ biến thì việc áp dụng vào doanh nghiệp không còn là vấn đề quá khó khăn như trước nữa. 
  • Bằng tính chất linh hoạt và nhanh chóng trong việc thích ứng với thị trường và biến đổi kinh doanh thì doanh nghiệp SME có thể dễ dàng biết được nhu cầu của khách hàng 

Khó khăn của SME

Mức độ cạnh tranh cao khiến doanh nghiệp SME gặp không ít khó khăn
Mức độ cạnh tranh cao khiến doanh nghiệp SME gặp không ít khó khăn
  • Các doanh nghiệp SME thường không có quá nhiều vốn để kinh doanh.nên sẽ khó có thể mở rộng quy mô sản xuất, dẫn đến việc kinh doanh ì ạch và không có sự tăng trưởng đột phá. 
  • Chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu lớn và các startup nên việc mở rộng kinh doanh cũng như phát triển thị trường bị hạn chế. 
  • Do vốn không đủ lớn nên việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng tại các doanh nghiệp SME thường không được chú trọng điều đó sẽ khiến hiệu suất công việc thấp hơn so với doanh nghiệp lớn.
  • So với các doanh nghiệp lớn thì khả năng thu hút nhà quản lý và điều hành giỏi của doanh nghiệp SME là khá thấp. Chính điều đó sẽ dẫn đến nhiều lỗ hổng trong việc quản trị. Từ đó, tăng nguy cơ phá sản vì không quản lý được nhân lực cũng như tài chính của doanh nghiệp. 
  • Khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng vì doanh nghiệp SME thường có quy mô nhỏ nên tài sản thế chấp có thể không đủ.

Tổng kết: 

Bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về doanh nghiệp SME là gì, vai trò hữu ích của doanh nghiệp SME từ việc tạo công ăn việc làm, thúc đẩy kinh tế đến tăng cường xuất nhập khẩu. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như thiếu vốn, cạnh tranh gay gắt và khó khăn trong việc thu hút nhân tài. Hiểu rõ về SME sẽ giúp chúng ta không chỉ đánh giá đúng vai trò của chúng mà còn tìm ra những giải pháp hỗ trợ để các doanh nghiệp này ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Blog liên quan

Lên đầu trang
Zalo zns la gi
TẶNG 2.000 TIN NHẮN ZALO ZNS

Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?