Site icon ATPCare

Conversational growth strategy là gì – Mảnh ghép không thể thiếu trong marketing

Conversational Growth Strategies là phương pháp tiếp thị đã có từ lâu đời. Người tiêu dùng vẫn bị thu hút hơn bởi trải nghiệm cá nhân với doanh nghiệp. Điều này đúng trong cả trường hợp giao tiếp cá nhân đó đang diễn ra từ không gian kỹ thuật số. 
Vậy Conversational growth strategy là gì? Cùng tìm hiểu thuật ngữ này trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Conversational Growth Strategies – Một phần không thể thiếu trong Inbound Marketing
1. Khái niệm Conversational growth strategy là gì
Conversational Marketing là bước tiến của Inbound Marketing và Outbound Marketing. Nó giúp ghi nhận thông tin cá nhân, phân bố quảng cáo, cá nhân hóa trên diện rộng thông qua hành vi thích trò chuyện tự nhiên của con người. 
Conversational Growth Strategies là việc tạo ra chiến lược phát triển Conversational Marketing. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp triển khai hình thức tiếp thị thông qua các cuộc đối thoại một cách tự nhiên, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu trò chuyện, tìm kiếm thông tin của khách hàng để mang lại chuyển đổi cao.
2. Nguồn gốc của conversational marketing là gì?
2.1. Outbound marketing
Outbound marketing truyền thống thường là phương thức tiếp cận một chiều, bạn ‘hét’ vào đám đông một điều gì đó và phần lớn lờ bạn đi (TV, báo, OOH). 
Tuy nhiên, trên nền tảng digital, bạn có thể tận dụng ngữ cảnh để khiến những thông điệp của mình liên quan hay bắt mắt hơn, chẳng hạn Adwords chỉ hiển thị quảng cáo với những từ khóa đúng ngữ cảnh.
2.2. Inbound marketing
Inbound marketing chú trọng vào sự giao tiếp 2 chiều. Sự tương tác này không hẳn là nhân viên tư vấn hay chatbot trả lời những điều khách hàng muốn. 
Thay vào đó, dựa trên cơ sở dữ liệu về chân dung khách hàng và những vấn đề của họ. Bạn sẽ từ từ dẫn dắt họ tìm thấy nội dung cần tìm thông qua các quy trình marketing automation dựa trên kịch bản tạo sẵn.
3.  Conversational Growth Strategies quan trọng đối với Marketing Automation như thế nào?
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có ứng dụng Marketing Automation để hỗ trợ cho việc tiếp thị, kinh doanh của mình. Đây là việc sử dụng phần mềm tự động trong quá trình làm tiếp thị, giúp tối ưu công việc Marketing. Công cụ Automation Marketing sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà không ảnh đến chất lượng công việc, đồng thời, đạt mục tiêu nhanh và hiệu quả cao hơn. 
Tuy nhiên, nếu chỉ ứng dụng tiếp thị tự động hóa mà thiếu đi Conversational Growth Strategies sẽ là một thiếu sót lớn. Các chiến lược Conversational sẽ giúp mang tính cá nhân hóa vào mỗi cuộc trò chuyện. Nhờ đó giúp khách hàng không cảm thấy mình đang nhắn tin, trò chuyện với Robot. 
Conversational Marketing có thể làm cho quy trình tiếp thị tự động hóa của bạn hiệu quả hơn. Khi khách hàng nhìn vào sẽ không bài xích như khi bị cảm giác đang thấy những con Robot máy móc xử lý công việc.
4. Cách phát triển Conversational Growth Strategies như thế nào?
Marketing Automation kết hợp Conversational Marketing sẽ giúp thúc đẩy quá trình mua hàng tự nhiên, nhanh chóng hơn.
Doanh nghiệp cần phát triển chiến lược Conversational Marketing cụ thể, chuyên nghiệp để mang lại những hiệu quả như mong muốn. 
4.1. Thu hút tự nhiên
Cuộc trò chuyện, đối thoại là cách tự nhiên mà mọi người dùng để giao tiếp hằng ngày. Khi bạn bắt đầu được cuộc trò chuyện với khách hàng, hãy nắm bắt cơ hội này.
Hãy tạo cuộc hội thoại tự nhiên nhất có thể, chào hỏi, cung cấp thông tin khách hàng cần biết, thu thập dữ liệu,…
4.2. Tiếp cận nhanh chóng
Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng bắt đầu một cuộc trò chuyện với lời chào hỏi, giới thiệu tên, công việc. Một số người dùng có thể phớt lờ bạn, nhưng điều này hoàn toàn bình thường. Hãy tập trung vào những khách hàng muốn trò chuyện với bạn. 
Với những khách hàng phớt lờ bạn, nhưng bạn nhận thấy có tiềm năng thì có thể kiên trì gửi lời chào hỏi, tương tác với họ. Một lúc nào đó, khi có nhu cầu họ sẽ nhớ ngay đến bạn và có thể phản hồi, đặt câu hỏi tìm kiếm thông tin. 
4.3. Thu thấp data – dữ liệu
Khi trò chuyện, chúng ta thường bỏ qua thông tin cá nhân mà không hề nhận ra. Khi Mỗi khi lập kịch bản Inbound Marketing, kịch bản cho các cuộc trò chuyện không thể thiếu các câu hỏi thu thập thông tin. 
Đơn giản như việc bạn cần thiết lập câu hỏi để khách hàng để lại tên, thông tin liên hệ,… một cách khéo léo. Bên cạnh đó, bạn cũng cần ghi nhớ các thông tin của khách hàng để trò chuyện hiệu quả hơn với họ trong cuộc hội thoại tiếp theo. 
4.4. Xây dựng mối quan hệ
Vào cuối ngày, các cuộc trò chuyện cho phép chúng ta xây dựng các mối quan hệ 1:1 với khách hàng, đối tác,… Doanh nghiệp và khách hàng có thể học hỏi lẫn nhau, tương tác và trao đổi những suy nghĩ, ý tưởng, mong muốn và nhu cầu. 
Tăng trưởng các cuộc trò chuyện là góp phần tăng sự thành công của doanh nghiệp bằng cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Nhờ một số công cụ Marketing Automation như Chatbots, bạn có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên quy mô lớn. 
Để thúc đẩy tăng trưởng bằng cách trò chuyện, bạn có thể xem xét ba yếu tố quan trọng sau:
  • Thời gian chờ tối đa.
  • Kiến thức được chia sẻ.
  • S.C.O.P.E: Chuẩn hóa (Standardize) để có tính nhất quán, lập ngữ cảnh (Contextualize) cho sự liên quan, tối ưu hóa (Optimize) để rõ ràng, cá nhân hóa (Personaliz) để tạo sự tác động, cảm thông (Empathize) để khơi gợi lòng trắc ẩn.
4.5. Lý do nào đó
Hầu hết các cuộc trò chuyện xảy ra đều có lý do nhất định.Và với mỗi lý do đó, bạn cần thiết lập Conversational Growth Strategies, tương ứng với chiến lược Marketing Automation thích hợp.
Sau đây là 6 lý do phổ biến để bắt đầu một cuộc đối thoại: 
  • Cung cấp thông tin.
  • Muốn tìm hiểu thông tin.
  • Để nhờ ai đó làm điều gì đó.
  • Mong muốn ngăn một ai làm điều gì đó.
  • Hy vọng làm người khác cảm thấy tốt hơn.
  • Làm cho ai đó cảm thấy tồi tệ, nói xấu một ai đó.
5. Làm thế nào để tạo ra chiến lược Livechat và Chatbot?
Chatbot và Live Chat là những công cụ tuyệt vời để giúp “chốt” khách hàng, thúc đẩy họ mua hàng. Bạn có thể thu hút những người mua khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng. 
Để lập kế hoạch cho các chiến lược Chatbot và Live Chat, trước tiên phải hiểu mình nói chuyện với ai. Họ đang ở đâu trong quá trình của một người mua khi truy cập một trang cụ thể. 
Đồng thời, Chatbot cần đề xuất các trang cụ thể trên trang Web của bạn, lên lịch gặp gỡ nhân viên bán hàng và cung cấp cho họ tùy chọn để họ duyệt qua. Tùy thuộc vào từng khách hàng, họ có thể thích tương tác thông qua Live Chat hoặc lên lịch cuộc gọi. 
Để thực hiện một chiến lược Conversational Inbound Marketing hiệu quả, bạn cần thực hiện quy trình sau đây: 
  • Suy nghĩ (Think): Nhận thức rõ từng cách mà mọi người tương tác với doanh nghiệp của bạn, xác định một thông điệp có thể lặp lại, dự đoán được và có tác động.
  • Lên kế hoạch (Plan): Thiết kế các chuỗi hội thoại, xem xét các đường dẫn khác nhau và chủ động cố gắng dự đoán cách khách truy cập có thể rời khỏi cuộc trò chuyện.
  • Phát triển (Grow): Lặp lại các cuộc trò chuyện và học hỏi từ chúng để tối ưu hóa nỗ lực của bạn theo thời gian.
Kết luận
Đã đến lúc doanh nghiệp nên dành sự quan tâm đúng đắn cho các phương pháp Marketing hiện đại như Inbound Marketing, Conversational Growth Strategies, Marketing Automation,… 
Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn Conversational growth strategy là gì. Nó chắc sẽ giúp mọi người trên khắp thế giới có thể kết nối các thương hiệu, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng hơn.
Rate this post
Exit mobile version