Site icon ATPCare

Content Angel là gì? Cách tăng chuyển đổi với content Angel dành cho doanh nghiệp

Những người làm trong lĩnh vực PR – Marketing chắc chắn đã không còn quá xa lạ gì với thuật ngữ Content Angle bởi nó chính là mấu chốt để định hình và phát triển các ý tưởng, là “xương sống” của chiến dịch Content Marketing.

Vậy thuật ngữ Content Angle là gì? Đâu là yếu tố tạo nên một Content Angle mẫu thu hút? Hãy cùng ATPCare tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Content Angle là gì? 

1. Content Angle là gì? 

Content Angle được hiểu là cách tiếp cận chủ đề, góc nhìn trước khi bắt tay thực hiện một dự án Content nào đó cho doanh nghiệp. Content Angle thể hiện qua những ý tưởng, tình huống, nhân vật khác nhau để xây dựng một chủ đề theo hướng độc đáo, hấp dẫn tạo sự khác biệt “không đụng hàng” cho doanh nghiệp. 

Bản chất của Content Angle – đòi hỏi người sáng tạo Content luôn tìm tòi ý tưởng để cung cấp thông tin có giá trị, hữu ích đến với khách hàng. Một Content Angle hấp dẫn sẽ trở thành “xương sống” vững chắc cho toàn bộ nội dung của chiến dịch và các bài viết liên quan.

2. Phân biệt content angle với content pillar

Có thể hiểu đơn giản, Content Pillar là cách bạn đang nói cái gì về doanh nghiệp, sản phẩm/ dịch vụ. Còn Content Angle thể hiện ở việc bạn đang nói về doanh nghiệp, sản phẩm/ dịch vụ như thế nào. 

Một ví dụ điển hình là hầu như tất cả các brand hoạt động trong cùng lĩnh vực F&B có thể cùng phát triển Content Pillar giống nhau theo một số chủ đề nhất định (giới thiệu sản phẩm, giới thiệu doanh nghiệp, Feedback khách hàng,…). Trong khi đó Content Angle là hướng đi mới giúp Content của brand trở nên khác biệt và độc nhất.

Do đó, Content Pillar chính là khung sườn để phát triển Website, Fanpage doanh nghiệp đúng định hướng. Để từ đó xây dựng nội dung một cách khoa học, hiệu quả giúp tiếp cận khách hàng. Còn Content Angle đóng vai trò tạo ra những sáng kiến đột phá, độc đáo với mục đích tạo ấn tượng, thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. 

Đồng thời, Content Angle còn có tác dụng giúp nâng cao hiệu quả và tạo sự nổi bật của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

3. Mẹo để tạo ra Content Angle chất lượng 

Có thể thấy việc lựa chọn các Content angle trong mỗi chiến dịch marketing để thương hiệu ghi điểm trong lòng khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là gợi ý một số dạng Content angle dễ thu hút được độc giả. 

Tuy nhiên, việc sử dụng Content angle nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đối tượng độc giả, ngân sách, đặc điểm và mục tiêu của từng thương hiệu trong từng chiến dịch Content marketing.

3.1. Đưa ra lợi ích cho khách hàng 

Bất kỳ ai mua 1 sản phẩm hay dịch vụ nào cũng đều vì nó mang lại lợi ích cho họ. Hãy chỉ ra các lợi ích mà sản phẩm của bạn mang đến cho khách hàng. Lợi ích ở đây có thể là lợi ích lý tính (đến từ cấu tạo/chức năng của sản phẩm) hoặc lợi ích cảm tính.

Ví dụ: Cùng phân tích về lợi ích cho khách hàng của Bếp chay nhà Nấm như sau:

3.2. Đặt ra câu hỏi ”How”

“Làm thế nào”, “Hướng dẫn cách” luôn là những cụm từ khóa được sử dụng thường xuyên trên các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, dạng bài hướng dẫn sử dụng sản phẩm hay hướng dẫn các bước thực hiện một công việc nào đó sẽ luôn là một Content angle hữu ích đối với người đọc. 

Đặc biệt đối với các sản phẩm dạng kỹ thuật, sản phẩm đặc thù, sản phẩm mới thì các hướng dẫn cụ thể dạng video sẽ được khách hàng quan tâm hơn cả. 

Fun fact: “Làm thế nào để theo dõi zalo của chồng” cũng đang là câu hỏi mà bác Google được “chất vấn” không ít lần.

3.3. Gắn liền với thương hiệu

Câu chuyện thương hiệu

Không ít sản phẩm/dịch vụ trên thị trường ghi dấu ấn trong lòng khách hàng nhờ những nội dung truyền cảm hứng từ câu chuyện về thương hiệu. Có thể là câu chuyện  về người sáng lập thương hiệu hay về chính văn hóa nội bộ của doanh nghiệp. 

Đừng chỉ dùng những con số nghe có vẻ to tát để “khoe” về doanh nghiệp, hãy biến chúng thành các câu chuyện để chạm tới cảm xúc của khách hàng.

Đối với các chiến dịch tuyển dụng của doanh nghiệp, Content angle về văn hóa nội bộ và môi trường làm việc tại doanh nghiệp hoặc về các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ cực kỳ hữu ích trong chiến lược thu hút nhân tài. 

3.4. Trích dẫn từ chuyên gia trong nghề

Khi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được chuyên gia trong ngành đánh giá cao thì chắc chắn nó sẽ tiến một bước dài tới niềm tin của khách hàng. Đối với các sản phẩm hay giải pháp mới tại thị trường, đặc biệt có liên quan tới yếu tố sức khỏe thì chắc chắn không thể bỏ qua dạng Content angle này trong chiến lược Content marketing.

Ngoài ra, mỗi chuyên gia đều có thể có một lượng người theo dõi nhất định. Vì vậy, điều này sẽ tạo thuận lợi hơn cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tới khách hàng mục tiêu và thậm chí tạo ra hiệu ứng lan truyền hiệu quả.

3.5. So sánh điểm A với điểm B

Cuộc sống luôn có nhiều thứ phải lựa chọn và ai cũng muốn chọn cho mình một thứ tốt nhất. Sẽ thật tuyệt nếu có bài viết so sánh cụ thể các lựa chọn mà độc giả đang băn khoăn, thay vì phải đi tìm thông tin của từng loại. Các content dạng so sánh luôn dễ ghi điểm đối với người đọc và khiến họ đưa ra quyết định (mua hàng) nhanh hơn.

Lưu ý rằng các bài viết dạng so sánh cần dựa trên những góc nhìn đa chiều, tập trung vào lợi ích của người đọc. Nếu không bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thiếu tính khách quan và mang tính cá nhân quá cao. 

Hiểu được Content angle là gì giống như ngọn đèn hải đăng soi sáng cho bạn bạn đi đúng hướng và tối ưu hiệu quả cho cả chiến dịch content. Từ đó giúp thu hút người dùng và mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

 

Rate this post
Exit mobile version