Site icon ATPCare

Top 9 chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả nhất hiện nay

9 chien luoc thu hut khach hang tim nang

9 chien luoc thu hut khach hang tim nang

Trong cuộc cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay, chiến lược thu hút khách hàng luôn đóng vai trò quyết định sự sống còn của một cửa hàng. Để khách hàng biết tới là một chuyện, tạo được niềm tin và ra quyết định mua hàng lại là chuyện khác. Dưới đây là 9 chiến lược thu hút khách hàng cực kỳ đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để tăng doanh thu cho cửa hàng.

Xem thêm: Phần mềm tích điểm cho khách hàng

1. Lập kế hoạch cho chuỗi email marketing

So với các phương thức Marketing online khác, Email Marketing được xem là tiết kiệm và dễ thực hiện nhất.

Doanh nghiệp có thể gửi thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới tới email của khách hàng, đưa ra nội dung hấp dẫn – hữu ích có tác dụng kích thích nhu cầu mua hàng.

2. Viết bài trên Blog của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp nên sở hữu riêng ít nhất một Website, Fanpage, Zalo hay một trang mạng xã hội đặc biệt nào đó.

Mục đích là đăng tải tất cả những thông tin, nội dung hấp dẫn nhất về doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng, là nơi trao đổi – gắn kết các đối tượng với nhau bao gồm doanh nghiệp với khách hàng, khách hàng với khách hàng.

3. Đặt mục tiêu thu hút khách hàng mới

Đặt mục tiêu là rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Viết ra tất cả những gì bạn muốn thực hiện. Đây cũng là một giải pháp Loyalty rất hiệu quả.

4. Biết rõ khách hàng của bạn là ai

Bạn không thể thành công trên thị trường nếu bạn không biết khách hàng của mình là ai . Vì vậy, trước khi tiến lên với bất kỳ kế hoạch nào, hãy tìm hiểu tính cách người mua.

Các nhà tiếp thị có kinh nghiệm dựa vào thông tin này để nhắm mục tiêu tiếp thị của họ. Tạo danh sách tính cách người mua là một bộ cân bằng tuyệt vời vì nó cho phép các công ty cải thiện việc nhắm mục tiêu của họ.

Khi bạn chuẩn bị và áp dụng điều này một cách chính xác, nó sẽ giúp bạn có được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

5. Tận dụng từ khóa trên các xếp hạng công cụ tìm kiếm

Hãy nhớ rằng, từ khóa ở thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm sẽ là một lợi thế. Nếu một nhà tiếp thị muốn đặt quảng cáo bằng Google, nhưng không sử dụng bất kỳ từ khóa nào trong quảng cáo, điều đó có thể không hiệu quả.

VD khi bạn search “máy tính xách tay” trên Google, những link đầu tiên trên trang chính là những bài đăng chạy quảng cáo. Khi người xem bấm vào link, họ sẽ đọc được phần thông tin sản phẩm, nếu phù hợp với nhu cầu khách hàng rất có thể sẽ liên hệ với doanh nghiệp để mua ngay sản phẩm.

6. Tổ chức game tặng quà hoặc một cuộc thi

Mọi người rất thích được tặng quà, nhận phiếu giảm giá hay tham gia một cuộc thi. Để nhận được quà, bạn có thể yêu cầu người dùng làm những việc như Thích, Bình luận, Chia sẻ, Gắn thẻ, thậm chí cả để lại thông tin cá nhân vào biểu mẫu.

Tổ chức game không chỉ tăng tương tác cho trang mà còn thu hút nhiều người mua hàng hơn.

Đây là một ví dụ từ Nha khoa Best Smile. Họ quảng cáo cho ưu đãi giảm giá 30% của mình bằng video nhằm tăng cơ hội hiển thị lên bảng tin của người dùng.

7. Khuyến mãi hấp dẫn

Các chương trình khuyến mãi như: mua combo được tặng kèm đồ uống, hay giá combo tốt hơn gọi món lẻ, chương trình ưu đãi giờ vàng….rất “kích thích” thực khách. Vì tâm lý của thực khách đều muốn “ngon-rẻ”.

Nghiên cứu kỹ khách hàng trong việc xây dựng chương trình khuyến mãi, sẽ khiến khách hàng cảm thấy được quan tâm và chia sẻ chương trình của nhà hàng đến cho nhiều người khác.

8. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Nhân viên phục vụ là người tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, và là bộ mặt của nhà hàng. Vì vậy bạn cần có những chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng cho nhân viên xử lý trong mọi tình huống.

Một tập thể vững mạnh là tập thể cùng chung mục tiêu và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu đó. Do vậy, bạn hãy truyền cảm hứng cho đội ngũ quản lý và nhân viên để đảm bảo các thành viên trong tập thể đủ nhiệt tình và trách nhiệm trong công việc.

9. Thường xuyên phản hồi cuộc gọi của khách hàng

Việc khách hàng có những thắc mắc về sản phẩm của bạn là điều hiển nhiên, khách hàng thường sẽ liên lạc với bạn bằng phương tiện gmail và số điện thoại.

Khi bạn nhanh chóng phản hồi được những thông tin từ phía khách hàng, vừa giúp cho khách hàng giải quyết được vấn đề. Bên cạnh đó, còn có thể tìm hiểu được nhiều hơn khách hàng của mình.

Chỉ khi bạn thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với khách hàng thì mới có thể hiểu được ai mới chính là khách hàng tiềm năng mà mình đang tìm kiếm.

Rate this post
Exit mobile version