Nói đến câu nói lấy lỗ làm lãi chắc hẳn các bạn đã được nghe rất nhiều. Câu nói quen thuộc này thường được nghe qua ở các tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ và dần nó được sử dụng một cách phổ biến và trở thành một chiến lược kinh doanh để thu hút khách hàng.
Đặc biệt các Startup thường sử dụng chiến lược lấy lỗ làm lãi này để khăng định chỗ đứng cũng như thương thương hiệu đối với khách hàng khi vừa ra mặt sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng. Trong bài viết này ATPCARE sẽ phân tích rõ về chiến lược lấy lỗ làm lãi và các lợi ích của chiến lược đối với các Startup, doanh nghiệp.
Chiến lược lấy lỗ làm lãi là gì ?
Chiến lược lấy lỗ làm lãi là chiến lược định giá lỗ có nghĩa là tổ chức, doanh nghiệp sẽ tung ra thị trường một sản phẩm, dịch vụ với một mức giá không sinh lãi nhằm thu hút khách hàng mới hoặc để bán thêm một sản phẩm hoặc dịch vụ khác cho khách hàng.
Đây là chiến lược phổ biến khi một doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia vào thị trường để thu hút khách hàng mới cho sản phẩm hoặc dịch vụ với chiến lược xây dựng được cơ sở khách hàng, và đảm bảo được doanh thu định kỳ trong tương lai.
Ví dụ điển hình về chiến lược lấy lỗ làm lãi
máy chơi trò chơi video Xbox One của Microsoft. Sản phẩm được bán với mức lãi thấp trên mỗi máy, nhưng Microsoft biết rằng có tiềm năng thu lợi từ việc bán các trò chơi với tỉ suất lợi nhuận cao và phí đăng kỉ sử dụng dịch vụ Xbox Live của công ty.
Chiến lược định giá lỗ để kéo khách được sử dụng phổ biến trong toàn bộ ngành công nghiệp trò chơi video và trong hầu hết các trường hợp, máy chơi game được bán với giá thấp hơn giá thành.
Ưu điểm của chiến lược lấy lỗ làm lãi
Tạo cho khách hàng cảm giác tích cực về doanh nghiệp của bạn
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người khi nhận được quà tặng hay mua hàng với mức giá thấp, giá khuyến mãi. Họ sẽ trở nên vui vẻ thoải mái hơn. Điều này sẽ tác động tích cực đến suy nghĩ, thiện cảm của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.
Giúp khách hàng chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn thay vì chọn sản phẩm, dịch vụ của đối thủ
Khi áp dụng chiến lược lấy lỗ làm lãi thì sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ có giá thấp chính vì giá thật nên doanh nghiệp của bạn sẽ tránh được việc khách hàng so sánh doanh này với các doanh nghiệp khác. Điều này sẽ giúp cho khách hàng mới chọn sản phẩm của bạn thay vì chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Theo nghiên cứu Max Planck Institute về Luật Thuế và Tài chính công.
Nhược điểm của việc sử dụng chiến lược lấy lỗ làm lãi
- Giảm giá sản phẩm khi thực hiện chiến lược lấy lỗ làm lãi sẽ làm giảm nhận thức giá trị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bơi vì trong suy nghĩ của nhiều người tiêu dùng giá rẻ sẽ đi đôi với chất lượng kém. Họ mong đợi một trải nghiệm tốt hơn và việc đánh giá đó phù hợp với những mong đợi cao hơn.
- Rủi ro vì không có lợi nhuận. Trong lúc những hàng bán giảm giá của bạn có thể xuất phát từ những người sẽ không mua hàng, thì bạn cũng có thể mất đi biên lợi nhuận từ những khách hàng mà họ sẽ mua cho dù thế nào đi nữa, thậm chí ngay cả khi sản phẩm đó không giảm giá.
Các mục tiêu cần đề ra khi thực hiện chiến lược lấy lỗ làm lãi
Trước khi doanh nghiệp của bạn thực hiện một kế hoạch nào đó thì bạn đều phải đưa ra mục tiêu và chiến lược lấy lỗ làm lãi cũng vậy cần phải được vạch ra một kế hoạch cụ thể. Doanh nghiệp sẽ áp dụng chiến lược đó cho phân khúc khách hàng nào, áp dụng chiến lược này cho mặt hàng, dịch vụ nào.
Thu hút khách hàng mới
bạn đưa ra sự hạ giá bởi vì bạn muốn những khách hàng mới hứng thú với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Cùng với sự giảm giá này, họ có thể thử sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đưa ra với rủi ro thấp hơn đối với phần của họ. Thêm vào đó, nếu việc hạ giá này bị giới hạn về thời gian khuyến mãi, những khách hàng mới sẽ có một lý do để thử sản phẩm và dịch vụ của bạn ngay bây giờ hơn là để sau này.
Tăng hàng bán của doanh nghiệp
Mục đích của bạn đó là bán nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hơn, không tính tới bao nhiêu khách hàng sẽ mua sản phẩm đó. Nó cũng có nghĩa là tiến hành để có được khối lượng hàng bán, bán kèm với nhau, và có những khách hàng mua nhiều sản phẩm nhất có thể trước khi rời cửa hàng.
Tìm kiếm được những khách hàng trung thành
Không giống với việc thu được những khách hàng mới, để có được những người mua hàng thường xuyên đòi hỏi một quan niệm khác. Chúng ta sử dụng việc giảm giá để thuyết phục lòng trung thành với thương hiệu nhiều hơn là hấp dẫn họ thử những sản phẩm của bạn. Việc giảm giá này thường đưa ra thông qua một chương trình thân thiết cho khách hàng hiện tại – và nó hiệu quả
Giảm lượng hàng tồn kho
Đôi lúc bạn cần chạy một chương trình giảm giá chỉ để giải phóng những mặt hàng tồn kho cũ của mình. Có thể, bạn cần chỗ trống cho sản phẩm mới, nâng cấp một dòng sản phẩm hoặc tập trung vào việc bán các sản phẩm tốt hơn. Trái ngược với có một mục tiêu để tăng hàng bán, biên độ lợi nhuận ở đây không quan trọng. Vấn đề là làm thế nào để nhanh chóng thoát khỏi những sản phẩm trì trệ mà nếu không thì sẽ không bán được.
Các kiểu chiến lược lấy lỗ làm lại được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Giảm giá theo gói (combo)
Đối với việc giảm giá này, nhiều hơn là hạ giá thành của một sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn có thể hạ giá cho một nhóm sản phẩm khi mua cùng nhau.
Ví dụ chúng ta sẽ bán một sản phẩm thông dụng và một sản phẩm ít thông dụng hơn cũng nhau .
Việc bán theo gói sẽ giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn và tránh tồn kho những sản phẩm ít thông dụng.
Giảm giá trên số lượng
Khi bạn đưa ra việc giảm giá theo số lượng, những khách hàng của bạn sẽ kết thúc bằng việc trả ít tiền hơn cho mỗi món, miễn là họ mua một số lượng lớn hơn những món đó. Ví dụ, Ujido, một nhà cung cấp trà matcha online, đưa ra 10% giảm giá nếu bạn mua 8 hộp sản phẩm của họ.
Vì bạn đang lôi kéo khách hàng để mua sản phẩm nhiều hơn cho mỗi đơn hàng, giảm giá theo số lượng là một lựa chọn tốt nếu bạn đang tính tới việc làm trống kho hàng hoặc tăng giá trị trung bình của mỗi đơn hàng.
Giảm giá theo sự kiện/ mùa
Việc giảm giá trên nền tảng sự kiện có khuynh hướng xảy ra xung quanh một ngày hoặc mùa đặc biệt, và chúng thường lập đi lập lại. Nó bao gồm những việc giảm giá trong suốt những ngày lễ, ví dụ khuyến mãi cho năm mới hay ngày tình nhân.
Bạn cũng có thể đưa ra việc giảm giá trong suốt những ngày lễ giảm giá rộng hơn, ví dụ như Black Friday, Cyber Monday hay ngày giao hàng miễn phí. Lời mời chào bên dưới là từ một chiến dịch email từ Bitdefender, tặng 70% giảm giá cho những khách hàng nếu họ mua vào ngày Black Friday.
Giao hàng miễn phí
Việc giao hàng miễn phí cũng là một điều kích thích sự mua hàng của người tiêu dùng. Những chi phí giao hàng cao nằm trong top những lý do tại sao những người mua hàng bỏ lại giỏ mua hàng online của mình.
Mua một, tặng một
Đôi khi, giảm giá không đủ để có thêm khách hàng. Nhưng nếu bạn mang tới một thứ gì đó miễn phí, bạn chắc chắn sẽ thu hút được nhiều sự thú vị hơn.
Hầu hết những người mua hàng thích được tặng sản phẩm miễn phí hơn là được giảm giá – hầu hết là vì họ thấy trở ngoại trong việc tính toán phần trăm giảm giá, trong khi “miễn phí” thì luôn luôn hiểu được.
Trên đây là bài viết phân tích về chiến lược lấy lỗ làm lãi và các lợi ích của việc sử dụng chiến lược này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho người đọc.
Nhóm:
- Hỗ trợ: https://www.facebook.com/groups/ATPHoTroKH/
- Tài liệu: https://www.facebook.com/groups/312585870132028
- Group Zalo hỗ trợ Marketplace: https://sum.vn/spatpcare
SDT hỗ trợ : 0812.5555.44