Các loại hình công ty hiện nay tại Việt Nam
Mục lục
Blog nổi bật
Mỗi năm có hàng nghìn công ty được thành lập, hàng triệu sản phẩm ra đời, nhưng để lựa chọn 1 loại hình công ty hiện nay phù hợp để kinh doanh đã trở nên vô cùng quan trọng đối với các nhà khởi nghiệp. Mỗi một loại hình doanh nghiệp đều có pháp lý khác nhau, nếu lựa chọn sai hình thức sẽ rất khó phát triển
Thực tế cho thấy rằng, nhiều ông chủ trẻ hoặc những người đã có kinh nghiệm vẫn mắc nhiều sai lầm khi tìm hiểu và lựa chọn loại hình thành lập công ty. Trong bài viết này, cùng ATPCare tìm hiểu từng loại hình doanh nghiệp để tránh mắc những sai lầm không đáng có nhé
Công ty TNHH là gì?
Thật ra công ty TNHH được viết tắt là công ty trách nhiệm hữu hạn và nó không có một định nghĩa cụ thể theo pháp luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty TNHH được coi là một hình thức của doanh nghiệp trong đó bao gồm 2 loại hình chính là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Sỡ dĩ có cái tên này là vì công ty TNHH là hình thức mà các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp của mình mà thôi.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Theo khoản 1, điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty TNHH một thành viên được định nghĩa là “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”
Có thể hiểu đơn giản là công ty TNHH một thành viên là công ty chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đứng tên chủ sở hữu. Trong đó, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty đang có cũng như phải có trách nhiệm các nghĩa vụ tài sản khác liên quan đến số vốn điều lệ của công ty.
- Sau đây sẽ là các đặc điểm của công ty TNHH một thành viên mà bạn nên biết:
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bạn hoàn toàn là người có tư cách pháp nhân trong công ty.
- Trừ khi được quy định theo luật đặc biệt còn không thì bạn sẽ không được phép chuyển nhượng một phần vốn hay thậm chí là toàn bộ vốn cho bất kì người nào khác
- Không được phát hành cổ phần (trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần)
- Trừ trường hợp bạn đã chuyển đổi sang thành công ty cổ phần còn không thì bạn sẽ không được phát hành bất kì cổ phần
- Tuy bạn không được phát hành cổ phần nhưng đối với việc phát hành trái phiếu thì hoàn toàn được phép và được dựa theo quy định của pháp luật.
- Theo điều 88 của Luật doanh nghiệp 2020 thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 1 thành viên được quy định như sau:
- Được tổ chức và hoạt động theo một trong hai mô hình sau. Một là chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên, hai là Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên.
- Bạn buộc phải thành lập ban kiểm soát nếu bạn là doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó các yếu tố khác như cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của ban kiểm soát hay kiểm soát viên phải được thực hiện theo đúng quy định của điều 65 luật doanh nghiệp 2020
- Ngoài ra, nếu chủ sở hữu công ty không phải một tổ chức mà chỉ là cá nhân thì phải có chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc để có thể hoạt động.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Theo Điều 46 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty TNHH hai thành viên trở lên được định nghĩa là “Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ hai đến tối đa 50 thành viên, là các cá nhân, tổ chức hoặc cả cá nhân và tổ chức, sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của công ty theo tỷ lệ góp vốn và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.”
Có thể hiểu đơn giản là công ty TNHH hai thành viên trở lên là công ty có ít nhất 2 thành viên trở lên và tối đa là 50 thành viên. Các thành viên, cá nhân hay tổ chức góp vốn vào công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ của công ty theo phạm vi số vốn mà thành viên đã góp vào doanh nghiệp.
- Theo điều 46 của Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty TNHH hai thành viên trở lên có đặc điểm như sau:
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bạn hoàn toàn là người có tư cách pháp nhân trong công ty.
- Có thể chuyển nhượng vốn điều lệ cho người khác theo quy định của luật và điều lệ công ty. Bạn có quyền chuyển nhượng vốn điều lệ cho bất kỳ người nào khác nhưng phải theo đúng quy định tại điều 51,52,53 của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định của công ty.
- Bạn không được phép phát hành cổ phần trừ khi đã chuyển đổi thành công sang công cổ phần
- Bạn hoàn toàn được phép phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật
- Theo điều 54 của Luật doanh nghiệp 2020 thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ như sau:
- Công ty bạn phải có chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc
- Bạn phải có Ban kiểm soát nếu công ty bạn là doanh nghiệp nhà nước hoặc là công ty con của doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân theo Điều 188 của Luật doanh nghiệp 2020 được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
- Sau đây sẽ là các đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân:
Nếu bạn là chủ của doanh nghiệp tư nhân thì bạn sẽ không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Chưa kể, bạn cũng không được quyền góp vốn hoặc mua cổ phần của công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc kể cả công ty cổ phần.
Một doanh nghiệp tư nhân chỉ chấp nhận được một cá nhân đứng tên thành lập. Do đó, chủ doanh nghiệp tư nhân không được là chủ hộ kinh doanh hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Hợp tác xã
Theo như quy định thì hợp tác xã không được công nhân là một loại hình công ty cụ thể tuy nhiên nó là một tổ chức cũng khá phổ biến hiện nay mà bạn cần nên biết.
Hợp tác xã là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 thì hợp tác xã được định nghĩa là “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”
Có thể hiểu đơn giản hợp tác xã là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân rõ ràng trong đó có ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập ra và cùng nhau đồng hành, cùng nhau đồng sở hữu. Tất cả các thành viên trong hợp tác xã sẽ hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết các nhu cầu, vấn đề khi hoạt động sản xuất kinh doanh của từng thành viên và tất cả phải dựa trên cơ sở tự chủ, trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.
Điều kiện làm thành viên hợp tác xã
Theo điều 13 của Luật hợp tác xã 2012 thì điều kiện để trở thành thành viên của hợp tác xã sẽ như sau:
- Bạn phải là công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài được cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Đồng thời, bạn phải đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Hộ gia đình muốn tham gia thì phải có thành viên đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cơ quan và tổ chức của bạn phải là pháp nhân Việt Nam
Chú ý: Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ có thể là các cá nhân
- Nếu bạn muốn làm thành viên của hợp tác xã tạo việc làm thì bạn phải có nhu cầu sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của hợp tác xã đồng thời bạn cũng phải có nhu cầu hợp tác với các thành viên trong đó.
- Bạn phải có đơn tự nguyện gia nhập chứ không phải bắt buộc và phải chấp nhận theo điều lệ đã quy định của hợp tác xã.
- Ngoài ra, bạn có thể góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 và điều khoản đã quy định tại hợp tác xã đó.
Công ty cổ phần
Theo điều 111 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần được định nghĩa là “Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần gọi là cổ phần và thành viên của công ty là các cổ đông sở hữu một hoặc nhiều cổ phần. Công ty cổ phần có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thu hút vốn.”
Bạn có thể hiểu đơn giản công ty cổ phần là công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần và đó được gọi các cổ phần. Chưa hết, thành viên trong công ty đó sẽ là các cổ đông sở hữu một hoặc nhiều cổ phần.
- Theo điều 111 của Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần có các đặc điểm sau đây:
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bạn hoàn toàn là người có tư cách pháp nhân trong công ty.
- Cổ phần trong công ty được chia thành các phần bằng nhau. Ngoài ra, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức trong đó phải có ít nhất 3 cổ động và sẽ không có giới hạn về cổ đông.
- Cổ động khi tham gia vào việc sở hữu cổ phần của công ty thì phải có trách nhiệm với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo phạm vị số vốn mình đã góp.
- Các cổ đông của công ty có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác nhưng phải chấp hành theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, công ty cũng có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật
- Theo điều 137 của Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần được tổ chức và hoạt động theo một trong hai mô hình sau:
- Một là phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, giám đốc. Trường hợp công ty bạn có ít hơn 11 cổ đông và họ sở hữu dưới 50% cổ phần thì không nhất thiết phải có ban kiểm soát
- Hai là Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị , giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong đó, phải có ít nhất 20% thành viên của hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có uỷ ban kiểm toán trực thuộc hội đồng quản trị. Mọi điều lệ, chức năng và nhiệm vụ của ủy ban kiểm toán đều do Hội đồng quản trị ban hành.
Công ty hợp danh
Theo điều 177 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty hợp danh là công ty có chủ sở hữu chung gồm ít nhất 2 thành viên. Họ sẽ cùng nhau đồng hành và kinh doanh dưới 1 cái tên chung. Bên cạnh đó, họ cũng có thể kết nạp thêm thành viên và kêu gọi góp vốn chung.
Theo điều 177 của Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty hợp danh gồm các đặc điểm sau đây:
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bạn hoàn toàn là người có tư cách pháp nhân trong công ty.
- Nếu bạn muốn làm thành viên của công ty liên doanh thì bạn phải là cá nhân hay tổ chức và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty theo số vốn bạn đã góp theo như cam kết trước đó với nhau.
- Ngoài ra, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào theo quy định của pháp luật.
Các loại hình thức liên doanh của doanh nghiệp
Bạn có thể hiểu đơn giản liên doanh là hình thức thỏa thuận và hợp tác của hai hoặc nhiều đơn vị hoạt động kinh tế với nhau. Việc liên doanh giữa họ sẽ được thống nhất dựa trên hợp đồng hẳn hoi và các bên có quyền được đồng kiểm soát.
Theo mục 3 của chuẩn mực số 8 thông tin về những khoản vốn góp liên doanh ban hành trong Quyết định 234/2003/QĐ-BTC thì các hình thức liên doanh bao gồm các ý sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động kinh doanh sẽ được quyền đồng kiểm soát
- Bên cạnh đó, hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản cũng sẽ được quyền đồng kiểm soát
Theo mục 4 của chuẩn mực số 8 thông tin về những khoản vốn góp liên doanh ban hành trong Quyết định 234/2003/QĐ-BTC thì các hình thức liên doanh sẽ có đặc điểm chung như sau:
- Nếu bạn muốn hợp tác với hai hay nhiều nhà góp vốn liên doanh thì phải được thỏa thuận bằng hợp đồng để làm cơ sở pháp lý.
- Ngoài ra, việc bạn thỏa thuận bằng hợp đồng cũng đồng nghĩa với việc bạn đã thiết lập xong quyền đồng kiểm soát cho các bên góp vốn với nhau.
Tổng kết
Tổng quan lại thì bạn có thể thấy các loại hình công ty phổ biến tại Việt Nam đều được quy định chi tiết chặt chẽ như thế nào. Trong đó, phải kể đến công ty TNHH là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến và phù hợp với nhiều nhà đầu tư và doanh nhân tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần và công ty hợp danh cũng có những đặc điểm và quy định riêng, đáp ứng các nhu cầu và mục tiêu kinh doanh đa dạng.
Việc hiểu rõ đặc điểm và quy định của từng loại hình doanh nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Blog liên quan
Mã vạch trên sản phẩm điều bạn cần biết
Mã vạch trên sản phẩm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể thấy chúng ở mọi
Tiêu chuẩn IOS. Vì sao tiêu chuẩn ISO trở thành xu hướng bắt buộc cho doanh nghiệp?
Tiêu chuẩn ISO đang ngày càng trở thành một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của sản
Tìm hiểu về giấy chứng nhận ISO 22000:2018 và lợi ích cho doanh nghiệp
Trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận ISO 22000:2018 là một yếu tố không thể thiếu. Vậy ISO 22000:2018 là
Hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp về điều kiện và cách đưa sản phẩm vào siêu thị
Gần đây việc đưa sản phẩm vào siêu thị là một bước quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.