BPO đang ngày càng trở nên phổ biến trong cách thức triển khai hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức BPO phù hợp và hiểu rõ những điểm cần lưu ý khi triển khai vẫn là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Vậy bạn đã thực sự hiểu BPO là gì chưa? Nếu chưa, hãy cùng ATPCare tìm hiểu những kiến thức cơ bản về dịch vụ BPO trong bài viết này. Những thông tin này sẽ giúp bạn có cơ sở chắc chắn để đưa ra quyết định đúng đắn, từ đó thúc đẩy doanh số và đạt được các mục tiêu kinh doanh trong tương lai nhé!
Khái niệm về BPO – BPO là gì?
BPO (Business Process Outsourcing) là việc một doanh nghiệp giao phó một phần công việc cụ thể cho một công ty khác thực hiện. Lý do phổ biến nhất để các doanh nghiệp lựa chọn BPO là vì họ tin rằng công ty cung cấp dịch vụ có chuyên môn cao hơn, có thể hoàn thành công việc hiệu quả hơn so với việc tự thực hiện. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty theo mô hình Outsourcing cung cấp đa dạng các dịch vụ cho khách hàng, từ quảng cáo, SEO đến công nghệ,…
Khi quyết định thuê ngoài quy trình kinh doanh, các doanh nghiệp thường phân công việc thành hai loại chính:
-
Back-office outsourcing: Tập trung vào các hoạt động hỗ trợ nội bộ như tính lương, thanh toán, quản lý nhân sự,…
-
Front office BPO: Liên quan đến các dịch vụ trực tiếp cho khách hàng như tiếp thị, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật,…
Lợi ích của BPO mang lại cho doanh nghiệp là gì?
1. Về mặt tài chính
Sử dụng dịch vụ BPO mang lại lợi ích về mặt tài chính rất lớn cho doanh nghiệp. Các công ty BPO thường có khả năng hoàn thành một quy trình kinh doanh với chi phí thấp hơn so với việc doanh nghiệp tự thực hiện, một phần nhờ vào việc tiết kiệm được các khoản thuế.
2. Triển khai các dự án
Các hợp đồng BPO mang lại sự linh hoạt trong việc điều chỉnh cách thức thực hiện các quy trình kinh doanh đã thuê ngoài. Điều này cho phép doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng và thích ứng với những thay đổi về nhu cầu thị trường.
3. Tạo sự khác biệt tăng lợi thế cạnh tranh
Bằng cách giao phó các công việc không thuộc chuyên môn cốt lõi cho đối tác BPO, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực và năng lực vào các hoạt động tạo ra sự khác biệt và giá trị cao trên thị trường.
4. Mở rộng scale dự án nhanh
BPO không chỉ tiết kiệm chi phí và mang lại sự linh hoạt, mà còn là đòn bẩy giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô dự án. Nhờ tận dụng nguồn nhân lực và kiến thức chuyên môn từ đối tác BPO, doanh nghiệp có thể dễ dàng nâng cao năng lực xử lý công việc, đáp ứng kịp thời những biến động của thị trường mà không cần đầu tư quá nhiều vào cơ sở vật chất hay tuyển dụng thêm nhân sự.
Một số hình thức BPO phổ biến nhất hiện nay
- Offshore outsourcing: Đây là hình thức thuê ngoài dịch vụ từ một công ty ở nước ngoài.
- Onshore outsourcing (hay domestic outsourcing): Trong trường hợp này, doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ từ một công ty khác trong cùng một quốc gia.
- Nearshore outsourcing: Doanh nghiệp lựa chọn thuê ngoài dịch vụ từ một công ty có trụ sở tại các quốc gia láng giềng.
- Dịch vụ theo chiều ngang: Bao gồm các chức năng chung, có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau.
- Dịch vụ theo chiều dọc: Tập trung vào các chức năng chuyên biệt, dành riêng cho một ngành cụ thể.
Rủi ro khi dùng dịch vụ BPO là gì
1. Pháp lý
Tuân thủ quy định: Doanh nghiệp phải đảm bảo đối tác BPO hoạt động đúng theo các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh và bảo vệ thông tin. Nếu không, cả hai bên đều có thể đối mặt với những hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
An ninh thông tin: Việc kết nối hệ thống giữa doanh nghiệp và đối tác BPO có thể tạo ra những lỗ hổng bảo mật, mở đường cho các cuộc tấn công mạng và mất cắp dữ liệu.
2. Phạm vi kiểm soát công việc
Chi phí vượt dự toán: Việc ước tính không chính xác khối lượng công việc có thể khiến nhà cung cấp BPO phải thực hiện nhiều hơn dự kiến, gây phát sinh chi phí ngoài mong muốn.
Khó khăn trong hợp tác: Sự khác biệt về văn hóa, giao tiếp không hiệu quả, hoặc thiếu trao đổi trực tiếp có thể tạo ra những trở ngại và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả công việc.
Phụ thuộc vào đối tác: Doanh nghiệp có thể trở nên quá lệ thuộc vào nhà cung cấp BPO, đặc biệt khi xảy ra sự cố hoặc lỗi hệ thống. Điều này có thể hạn chế khả năng kiểm soát và sự linh hoạt của doanh nghiệp.
Các công ty hàng đầu về BPO tại Việt Nam hiện nay
1. FPT Software
Được thành lập vào năm 1988, FPT Software hiện có ba trụ sở chính tại Việt Nam và hoạt động rộng khắp trên toàn cầu, bao gồm các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Úc, Singapore, Thái Lan và Philippines, Malaysia. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh ngày càng cao, FPT đã và đang cung cấp dịch vụ BPO, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí vận hành và tập trung vào các hoạt động cốt lõi.
Hiện nay, FPT Software tự hào là đối tác cung cấp dịch vụ BPO cho hơn 150 công ty hàng đầu trên thế giới, trải rộng khắp 26 quốc gia. Trong số đó có những tên tuổi lớn như Hitachi, NEOPOST, Petronas, Deutsche Bank và Unilever.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Địa chỉ: Tòa nhà FPT, Phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 024 3768 9048
- Email: fsoft.contact@fsoft.com.vn
- Website: https://www.fpt-software.com/
- Fanpage: www.facebook.com/fptsoftware.official/
2. NashTech Vietnam
Với hơn hai thập kỷ kinh nghiệm, NashTech Việt Nam đã khẳng định vị thế là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực gia công phần mềm, phục vụ khách hàng trên toàn cầu. Không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe, NashTech còn sở hữu bề dày kinh nghiệm trong việc triển khai thành công nhiều dự án công nghệ cao, bao gồm Blockchain, Augmented Reality, Trí tuệ nhân tạo – Machine Learning, RPA, Big Data, Internet of Things và nhiều lĩnh vực khác.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Địa chỉ: 364 Cộng Hòa, Quận Tân Bình, TP. HCM
- Điện thoại: 028 3810 6200
- Email: career@nashtechglobal.com
- Website: https://careers.nashtechglobal.com/
- Fanpage: www.facebook.com/NashTechCareer/
3. Công ty TNHH USOL Việt Nam
USOL Việt Nam, một thành viên của tập đoàn công nghệ lớn hàng đầu Nhật Bản Nihon UNISYS, được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 2006 với sứ mệnh tạo điều kiện phát triển cho nguồn nhân lực tài năng của Việt Nam.
Công ty tập trung vào các lĩnh vực chính như phát triển phần mềm xuất khẩu, cung cấp dịch vụ BPO và CNTT, cũng như kinh doanh các sản phẩm phần cứng và phần mềm.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Website: https://www.usol-v.com.vn/
- Email: admin@usol-v.com.vn
- Địa chỉ: Phòng 8.9 & 8.10, Tầng 8 Tòa nhà E-Town 1, 364 Cộng Hòa, P. 13, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 38 108 274
4. Công ty Saigon BPO Ltd
SÀI GÒN BPO là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ nhập liệu, quản lý và lưu trữ tài liệu, cũng như phát triển phần mềm. Đặc biệt, công ty tập trung phục vụ các doanh nghiệp trong ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, cam kết mang đến dịch vụ chất lượng cao với thời gian xử lý nhanh chóng, độ chính xác tuyệt đối, chi phí hợp lý và bảo mật thông tin tối đa.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Địa chỉ: Tầng 4 tòa nhà H3 Building, 384 Hoàng Diệu, Quận 4, TP. HCM
- Điện thoại: 028 7300 8184
- Email: info@saigonbpo.vn
- Website: http://www.saigonbpo.vn/
- Fanpage: www.facebook.com/SAIGONBPO/
5. Công ty Kyanon Digital
Ra đời năm 2021, Kyanon Digital đã nhanh chóng khẳng định mình là một đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ đẳng cấp quốc tế. Các dịch vụ nổi bật của công ty bao gồm tư vấn chuyển đổi số, phân tích dữ liệu, phát triển ứng dụng di động, phần mềm và BPO.
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ, Kyanon Digital còn tích cực đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng Công nghệ Thông tin Việt Nam. Họ là nhà đồng sáng lập của nhiều liên minh quan trọng như VNITO Alliance, Omnichannel Vietnam, Agile Vietnam Alliance, góp phần xây dựng một mạng lưới kết nối vững chắc trong ngành.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Địa chỉ: 294 – 296 Trường Sa, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
- Điện thoại: 028 3517 1080
- Email: contact@kyanon.digital
- Website: https://kyanon.digital/
- Fanpage: www.facebook.com/kyanon.digital/
Tổng kết
Đến đây chắc hẳn các bạn đọc đã hiểu được BPO là gì rồi nhỉ. Mặc dù BPO mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc quá phụ thuộc vào nó cũng có thể tiềm ẩn những rủi ro đáng kể. Do đó, các doanh nghiệp cần thận trọng và đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định thuê ngoài bất kỳ quy trình kinh doanh nào. Mình mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về BPO và tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp ngày nay.