Site icon ATPCare

Tất tần tật về mô hình 7P trong Marketing

7P trong marketing

7P trong marketing

Mô hình 7P trong Marketing là gì? Được xây dựng từ nền tảng mô hình 4P marketing. Mô hình 7P được hoàn thiện và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu phát triển của phần lớn các doanh nghiệp. Tuy nhiên, 7P là gì và làm sao để mô hình mang đến hiệu quả tốt nhất? Bài viết sau sẽ chia sẻ thông tin hữu ích nhất về mô hình 7P để bạn nắm rõ hơn.

Mô hình 7P là gì?

7P marketing được hiểu một cách đơn giản là một mô hình chiến lược marketing bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Đây là một công cụ giá trị vì có thể giúp mang sản phẩm đến với khách hàng nhanh chóng. Nó đóng một vai trò cần thiết trong việc mang đến thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp và được các Agency ứng dụng nhiều.

Mô hình 7P trong marketing

Được kết hợp giữa mô hình truyền thống và những yếu tố mới hiện đại, 7P dần dần thể hiện được vai trò của mình. 7P tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tạo sự uy tín cho thương hiệu của mình, tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng cũng như xây dựng chiến lược cạnh tranh với đối thủ.

Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng hiệu quả và đúng đán 7P trong marketinglà gì? Đó chính là doanh nghiệp sẽ tồn tại lâu dài và phát triển bền vững trong thị trường đầy khốc liệt. Doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thích ứng và điều chỉnh cho phù hợp với môi trường bên ngoài.

Mô hình 7P trong Marketing là gì?

Hơn nữa, 7P trong marketing còn giúp doanh nghiệp lựa chọn được tệp khác hàng phù hợp. Thông qua hoạt động tìm kiếm của khách hàng, doanh nghiệp sẽ đưa ra những mặt háng mới. Hoặc đầu tư vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Những yếu tố tạo nên mô hình 7P trong marketing

Như đã nói trên, mô hình 7P marketing là tập hợp của nhiều yếu tố khác biệt, mang đến hiệu quả kinh doanh vượt trội nhất. Vậy nó là những yếu tố nào và có ảnh hưởng như thế nào đến kinh doanh của doanh nghiệp?

1. Product (sản phẩm)

Sản phẩm là một mặt hàng được xây dựng hay sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của một nhóm người nhất định.

Sản phẩm trong marketing 7P có thể vô hình hoặc hữu hình vì nó có thể ở dạng dịch vụ hoặc hàng hóa.

Hãy đảm bảo rằng sản phẩm bạn thiết kế và sản xuất phải đáp ứng đúng nhu cầu và bắt kịp xu hướng mua sắm của thị trường mà bạn hướng đến.

Mẹo: Bạn hoàn toàn có thể nâng cao doanh số sản phẩm bằng việc ký kết hợp đồng với các đối tác lớn, mà phần lớn những hợp đồng đó đều đến từ Elevator Pitch.

Vì vậy, trong giai đoạn phát triển sản phẩm, Marketers phải thực hiện hàng loạt các nghiên cứu sâu rộng về vòng đời của sản phẩm (product life cycle) mà họ đang sản xuất.

Một sản phẩm có vòng đời bao gồm 4 giai đoạn:

1. Giai đoạn giới thiệu (introduction)
2. Giai đoạn tăng trưởng (growth)
3. Giai đoạn trưởng thành (maturity)
4. Giai đoạn thoái trào (decline)

Điều quan trọng là bạn phải tìm cách cải tiến sản phẩm nhằm nâng cao nhu cầu khi nó đạt đến thời gian thuộc giai đoạn thoái trào.

Ngoài ra, bạn cũng phải tạo ra các sản phẩm có sự kết nối. Bạn có thể mở rộng sản phẩm hiện tại bằng cách đa dạng hóa & hoặc tăng độ sâu của dòng sản phẩm.

Đa dạng hoá sản phẩm trong 7P marketing

Nói chung, các nhà tiếp thị phải tự đặt ra câu hỏi nên làm trong product mix là gì để mang đến một sản phẩm vượt trội hơn so với các đối thủ cùng ngành.

Để phát triển sản phẩm phù hợp, bạn cần phải trả lời các câu hỏi sau:

2. Price (Giá cả)

Price – Giá của sản phẩm về cơ bản là số tiền mà khách hàng phải trả để có được nó.

Để có thể cạnh tranh với đối thủ hiệu quả, tăng doanh thu cho đơn vị, định giá hợp lý là điều vô cùng quan trọng.
Nó là yếu tố duy nhất tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, đôi khi bạn không cần đặt mức giá rẻ để thu hút khách hàng. Nhưng cần cân bằng để tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp và đủ sức cạnh tranh với những đối thủ khác. Bạn có thể dựa trên range giá thị trường, chi phí  sản xuất để đặt giá cho sản phẩm, dịch vụ.

Giá cả trong mô hình marketing 7p cũng là một thành phần cần thiết trong chiến lược marketing vì nó quyết định lợi nhuận và sự tồn tại của công ty bạn.

ĐIều chỉnh giá bán sản phẩm sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chiến lược marketing. Trong lúc đó nó cũng tác động lớn đến doanh số và nhu cầu của sản phẩm.

Nếu công ty mới tham gia thị trường và chưa tạo được tên tuổi cho mình thì khách hàng của bạn sẽ không sẵn sàng trả với giá cao. Mặc dù trong tương lai có thể họ sẽ sẵn sàng trả một số tiền lớn, nhưng sẽ không dễ để làm điều đó ở giai đoạn khởi nghiệp.

  • Giá thâm nhập thị trường (Market Penetration Price)
  • Thị trường trượt giá (Skimming price)
  • Giá trung tính

3. Place (Kênh phân phối)

Chữ P thứ 3 của chiến lược 7p trong marketing là Place. Place trong chiến lược 7P được hiểu là địa điểm hay Kênh phân phối.

Khác với sản phẩm, dịch vụ là vô hình nên không thể phân phối qua nhiều cấp để đến tay người tiêu dùng, mà nó được bán trực tiếp từ nhà cung cấp dịch vụ. Và hiển nhiên là dịch vụ sẽ được tạo ra ngay khi có người mua, không thể dự trữ như sản phẩm.

Cho nên, thay vì phân phối qua nhiều kênh trung gian để đưa sản phẩm đến với nhiều khách hàng, thì doanh nghiệp có thể mở nhiều chi nhánh khác nhau để cung cấp dịch vụ cho nhiều người.

Ví dụ: Nhà hàng King BBQ là một brand được nhiều người biết tới về các món nướng. Để phục vụ cho nhu cầu người sử dụng ở nhiều nơi, King BBQ mở rộng đến 85 chi nhánh trên cả nước. Đây được xem là một hình thức phân phối trong marketing dịch vụ của nhà hàng.

Hình thức phân phối của King BBQ là mở nhiều chi nhánh cho nhà hàng.

Để dịch vụ được phân phối vào đúng đối tượng khách hàng, các nhà tiếp thị phải hiểu rộng và chuyên sâu về thị trường mục đích, phải đáp ứng được một số yêu cầu như:

  • Nắm được khách hàng tiềm năng của bạn tập trung nhiều ở khu vực nào để mở dịch vụ.
  • Nền văn hóa ở từng khu vực để có cách thay đổi phù hợp.
  • Có thể sử dụng các hình thức cung cấp dịch vụ qua trực tuyến (như dịch vụ SEO) hoặc cung cấp dịch vụ tại nhà (như dịch vụ y tế tại nhà).

4. Promotion: Xúc tiến thương mại/quảng bá sản phẩm đến khách hàng

Promotion trong chiến lược 7P là chiêu thị, còn được hiểu là quảng bá, gồm có các hoạt động giúp tăng trưởng doanh số bán hàng, giúp cho người tiêu dùng nhận diện thương hiệu nhanh nhất để tạo nên hành động, thông qua các hình thức như:

  • Quảng cáo: đây là hình thức thường thấy nhất trong promotion, bên cạnh các loại hình quảng cáo truyền thống như thông qua truyền hình, báo, tạp chí, phát tờ rơi… hiện nay hình thức quảng cáo còn được thực hiện qua các kênh trực tuyến như mạng xã hội, website…
  • Quan hệ công chúng: bằng các hình thức như thông cáo báo chí, sự kiện, tài trợ, hội nghị, vận động hành lang, ra mắt sản phẩm, xử lý khủng hoảng… sẽ mang sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng.
  • Bán hàng cá nhân: là hoạt động không thể thiếu để xúc tiến bán hàng, đặc biệt trong lĩnh vực B2B, bán hàng cá nhân đóng vai trò rất đặc biệt và gần như là quyết định.
  • Truyền miệng cũng được xem là một hình thức quảng bá sản phẩm hiệu quả. Nếu dịch vụ của bạn thực sự tốt, bạn sẽ được khách hàng chia sẻ với nhau thông qua những cuộc trò chuyện. Hiện nay, hình thức truyền miệng không còn bó buộc trong cuộc sống hàng ngày, mà nó còn lan truyền trên internet theo một xu hướng, được không ít người quan tâm và chia sẻ với nhau.

Để một chiến dịch quảng cáo thành công, người thực hiện cần phải gửi được thông điệp mà khách cần. Việc này giúp người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn dịch vụ để sử dụng. Hơn nữa, khi thực hiện bạn nên cân nhắc về chi phí sao cho phù hợp bởi nó sẽ ảnh hưởng yếu tố định giá dịch vụ.

Promotion: Xúc tiến thương mại/quảng bá sản phẩm đến khách hàng

Để gia tăng khả năng nhận biết sản phẩm ở người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần việc quảng bá thông qua các kênh truyền thông, xây dựng thương hiệu, chiến lược khuyến mãi,…Mọi thông điệp phải nhất quán, tạo sự hấp dẫn để người tiêu dụng lựa chọn sản phẩm của bạn.

5. People (Con người)

People (Con người)

Một doanh nghiệp hẳn nhiên nên “chăm sóc khách” tốt nhất có thể.

Thái độ của tất cả mọi người trong doanh nghiệp sẽ quyết định trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. Đây chính là yếu tố tác động trực tiếp đến thương hiệu của doanh nghiệp về sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Do vậy, mọi nhân viên cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để mang đến sản phẩm dùng thử tối ưu cho khách hàng.

6. Process: Quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ

Process: Quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ

Quy trình làm việc nhanh gọn, thời gian mau chóng và đúng với thỏa thuận luôn được đánh giá cao. Viiệc dùng thử về dịch vụ, quy trình chờ đợi mua sản phẩm, sự hỗ trợ của nhân viên và thái độ tư vấn. Tất cả đều sẽ tác động đến sự hài lòng của người tiêu dùng về doanh nghiệp.

7. Physical evidence: Quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ

Physical evidence: Quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ

Physical evidence trong mô hình 7P trong marketing là gì? Là hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp về sản phẩm, dịch vụ mà họ sử dụng thử. Bạn hãy luôn chắc chắn quy trình này nhất được đồng bộ và chịu sự quản lý chặt chẽ.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin giúp  bạn hiểu sâu về mô hình 7P trong marketing là gì. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng chiến lược kinh doanh, cạnh tranh và phát triển hiệu quả.

Nội dung liên quan: Phân biệt Digital Marketing và Marketing truyền thống

Rate this post
Exit mobile version