10 Kinh nghiệm kinh doanh quần áo cực hiệu quả cho người mới bắt đầu

Mục lục

Điền đầy đủ thông tin để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm trong thời gian sớm nhất
10 Kinh nghiệm kinh doanh quần áo cực hiệu quả cho người mới bắt đầu

Kinh doanh quần áo tại Việt Nam đang mở ra một thị trường đầy tiềm năng và cơ hội. Với nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người tiêu dùng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi thì quần áo luôn là một mặt hàng thiết yếu và được quan tâm đặc biệt. 

Chính vì vậy, rất nhiều nhà đầu tư hoặc các bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp kinh doanh mặt hàng quần áo này. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này thì không phải là chuyện đơn giản, có thể thành công trong một sớm một chiều được. Do đó, bạn hãy cùng ATPCare tìm hiểu xem một người mới bắt đầu thì làm thế nào để kinh doanh quần áo một cách hiệu quả nhé! 

Tiềm năng phát triển kinh doanh quần áo tại Việt Nam

Theo Metric thì ngành thời trang quần áo đang có dấu hiệu tích cực và tăng trưởng nhanh chóng với con số 47,8%. Trong năm 2022 mới đây thôi thì đã ghi nhận tới hơn 125.000 doanh nghiệp, nhà bán hàng kinh doanh lĩnh vực thời trang với con số khổng lồ là khoảng 210 triệu sản phẩm được giao dịch thành công cho khách hàng. 

Bên cạnh việc bán trực tiếp tại cửa hàng thì quần áo tại các sàn thương mại điện tử cũng hot hòn họt không kém khi 2 sàn Thương mại điện tử lớn như shopee và Lazada cũng chiếm thị phần tương đối lớn lần lượt là 87.47% và 11.94%. 

Chính vì thế nên bạn có thể thấy tệp khách hàng của sản phẩm là vô cùng lớn, từ trẻ em sơ sinh đến các cụ già đều cần, hầu như ai cũng phải sắm cho mình ít nhất từ 5 -10 bộ đồ. Chưa kể xu hướng thời trang hiện nay thay đổi nhanh như chong chóng với đa dạng các mẫu mã và kiểu cách khác nhau. 

Khách hàng sẵn sàng chi tiền cho những bộ quần áo sang chảnh và thời thượng. Chính vì lẽ đó mà bạn có nhiều cơ hội sáng tạo hoặc kinh doanh các mẫu quần áo theo trend tại thời điểm hiện tại.

Tiềm năng phát triển kinh doanh quần áo tại Việt Nam khá tốt
Tiềm năng phát triển kinh doanh quần áo tại Việt Nam khá tốt

Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội hấp dẫn như thế thì kinh doanh quần áo cũng tiềm ẩn những thách thức không hề nhỏ. Đầu tiên, đó chính là vấn đề về tính sáng tạo và độc đáo. 

Do mặt hàng này cần nguồn cung khá nhiều nên hiện nay các shop quần áo mọc lên như nấm cụ thể là các con đường thời trang tại Hồ Chí Minh như Võ Văn Ngân, Lê Văn Sỹ, Cách mạng tháng 8…nhưng đa số đều không có tính khác biệt và nổi bật khiến cho khách hàng ấn tượng và ghi nhớ đến nó. 

Điều đó dẫn đến trường hợp khởi nghiệp được một thời gian thì phá sản. Vấn đề thứ 2 đó chính là xu hướng. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là giới trẻ thì đây là một thử thách lớn bởi bạn phải thường xuyên cập nhật thị trường thậm chí là dự đoán trước các mẫu mã hoặc phong cách đang và sắp sửa thịnh hành hiện nay. 

Các mẫu mã, phong cách thinh hành năm 2024
Các mẫu mã, phong cách thinh hành năm 2024

Bởi một khi đã qua xu hướng thì giới trẻ sẽ không còn hứng thú nữa. Tuy nhiên bạn không nên vì thế mà nhập hàng nhiều để tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa. Hãy nhập hàng hóa với số lượng nhỏ để thử thị hiếu của khách hàng nếu cảm thấy có tiềm năng thì mới nên nhập thêm hàng về bán. 

Ngoài ra, bạn cũng nên có cho mình những người bạn cùng chung lĩnh vực hoặc một người “tiền bối” dày dặn kinh nghiệm thì càng tốt nữa. Hãy xin họ những lời khuyên bổ ích khi gặp các vấn đề trong lúc kinh doanh quần áo, chắc chắn họ sẽ cho bạn các giải pháp hữu hiệu đó. 

Nói chung là, tiềm năng phát triển kinh doanh của quần áo ở thời điểm hiện nay khá khả quan nhưng bạn cũng cần lưu ý một số khó khăn đã nêu ở bên trên để có cho mình những phương án thích hợp nhất khi kinh doanh nhé! 

Muốn kinh doanh quần áo thì nên bắt đầu như thế nào? 

Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh 

Việc đầu tiên là bạn phải định hình trong đầu mình rằng bạn sẽ kinh doanh quần áo theo phong cách gì đầu tiên. Hãy phác họa ra sản phẩm của bạn sẽ mang lại phong thái gì cho khách hàng như đơn giản, sang trọng, dịu dàng, cổ điển, cá tính, bánh bèo hay hầm hố,…Đồng thời bạn cũng phải xác định cho mình một cái tên thật ý nghĩa cho cửa hàng quần áo của bạn.

Tìm kiếm ý tưởng khi kinh doanh quần áo
Tìm kiếm ý tưởng khi kinh doanh quần áo

Như bạn đã biết cái tên nói lên được phong cách và thông điệp bạn muốn truyền tải đến khách hàng. Chưa kể nó còn là thương hiệu giúp khách hàng nhớ đến và phân biệt bạn với các bên đối thủ cạnh tranh khác. 

Bạn có thể đặt tên cho cửa hàng dựa theo sở thích và phong cách của bản thân, tuy nhiên bạn nên lưu ý hãy ưu tiên đặt những cái tên dễ nhớ, dễ gọi, ngắn gọn và đặc biệt là không được trùng tên với các cửa hàng khác. Điều đó sẽ giúp tăng độ nhận diện của cửa hàng bạn trên các thiết bị tìm kiếm như Google, Facebook…

Bên cạnh đó, bạn nên đặt những cái tên phù hợp với tệp khách hàng bạn muốn nhắm tới. Bạn cũng có thể đặt tên cửa hàng quần áo bằng tiếng anh như Daisy, Style, Fashion Factory, Muse…hay đơn giản hơn là bạn đặt theo công thức đặc tính sản phẩm như Quần áo 2Hand hoặc đặt tên cửa hàng là tên bản thân mình. 

Ví dụ: Bạn đang kinh doanh quần áo theo phong cách cổ điển, nhẹ nhàng thì nên có thể các loại tên như Mộc, Hoài Thương Vintage, hẻm Vintage, … 

Lập kế hoạch chi tiết về kinh doanh quần áo cụ thể

Sau khi đã tìm kiếm và phát họa xong ý tưởng kinh doanh thì bạn hãy bắt tay vào việc lập kế hoạch chi tiết cụ thể thôi nào! Các bước bạn cần phải làm sẽ được hướng dẫn ngay bên dưới: 

  • Xác định mô hình kinh doanh cho shop quần áo
Xác định mô hình kinh doanh khi kinh doanh quần áo
Xác định mô hình kinh doanh khi kinh doanh quần áo

Hãy xác định mô hình kinh doanh của bạn bởi nó sẽ thể hiện được đối tượng khách hàng chủ yếu cũng như định hướng phát triển của bạn trong tương lai. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hình thức kinh doanh mà bạn có thể tham khảo như: truyền thống như bán lẻ, bán buôn, kinh doanh online, kinh doanh nhượng quyền hay kinh doanh thời trang tự thiết kế,…

Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? Các mô hình được sử dụng nhiều nhất hiện nay

  • Tính toán chi phí và phân bổ ngân sách kinh doanh

Đụng đến tiền trong kinh doanh thì ắt hẳn đó là việc quan trọng. Vậy nên bạn phải hết sức cẩn trọng và tính toán cho hợp lý. Bạn nên ghi rõ ra những thứ cần chi tiêu và chi bao nhiêu cho hợp lý. Bạn nên chừa cho mình một ít vốn dự phòng để đối phó với các tình huống phát sinh có thể xảy ra. Sau đây sẽ là một số chi phí bạn cần phải bỏ ra để kinh doanh quần áo:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Đây là chi phí bạn phải phải bỏ ra nếu muốn kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào chứ không chỉ riêng quần áo. Thông thường, việc tìm mặt bằng kinh doanh  phải mất một khoảng thời gian bởi bạn không thể chọn bừa được. 

Số tiền phải chi cho mặt bằng kinh doanh sẽ phụ thuộc vào vị trí và diện tích bạn chọn lựa nhưng đa số nó sẽ dao động trong khoảng 5 – 50 triệu hằng tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị một số tiền lớn để trả tiền cọc cho chủ nhà. 

Ví dụ: Nếu bạn muốn thuê mặt bằng bao gồm 200 – 250m2, gần chợ, gần khu dân cư và mặt tiền ở Quận 9 thì giá sẽ rẻ hơn so với trung tâm thành phố thì sẽ dao động tầm 10 – 15 triệu. 

  • Chi phí nhập hàng: Thông thường chi phí để nhập hàng sẽ chiếm khoảng 60- 70% số vốn của bạn. Tuy nhiên nếu bạn sợ rủi ro cao thì chỉ nên dùng 50% số vốn để nhập hàng mà thôi.
  • Chi phí thiết kế và trang trí cửa hàngquần áo: Đây là khoảng chi phí mà các bạn mới khởi nghiệp không ngờ nhất bởi nó nhiều hơn bạn tưởng tượng. 

Các chi phí thiết kế và trang trí bao gồm chi phí sơn sửa, biển quảng cáo, cửa kính, camera, giá đỡ, móc treo, tủ kệ, đèn, quạt, máy lạnh, phòng thay đồ, ma nơ canh, gương,… sẽ ngốn của bạn đâu đó khoảng 20 – 40  triệu đồng và thậm chí lên 50 triệu đồng nếu bạn có yêu cầu cao hơn thế nữa. 

Bạn nên dự trù chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng quần áo
Bạn nên dự trù chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng quần áo
  • Chi phí mua sắm thiết bị phần mềm: Nếu bạn muốn quản lý cửa hàng của mình hiệu quả thì chi phí bỏ ra cho các phần mềm quản lý là điều tất yếu. 

Chi phí phần mềm này sẽ dao động trên dưới 4 triệu đồng. Bên cạnh đó còn có các thiết bị khác như máy in đơn, máy quét mã vạch thì đâu đó sẽ tầm khoảng trên dưới 3 triệu. 

  • Chi phí thuê nhân viên: Đây là khoản chi phí không bắt buộc nhưng nếu bạn muốn kinh doanh và phát triển lâu dài thì nên chi cho khoản này. Với giá thị trường hiện nay thì nhân viên part time khoảng 4 – 5 triệu đồng/ người còn đối với fulltime sẽ là 8 -10 triệu/người. 
  • Chi phí quảng cáo, Marketing: Thông thường số tiền này sẽ rơi vào khoảng 10 – 15 % trên tổng số vốn bạn đang có. 

Ví dụ: Nếu như bạn có khoảng 300 triệu là tiền vốn thì bạn phải chi khoảng 30 – 40 triệu cho chi phí marketing. Nó bao gồm tiền in ấn tờ rơi với giá thị trường hiện giờ thì tầm 800 – 900 nghìn đồng / nghìn tờ, chạy quảng cáo trên Facebook tầm khoảng 10 – 20 triệu cho 1 tháng. Ngoài ra, bạn có thể chi từ 5 -10 triệu để booking các KOL, KOC để review cho sản phẩm của mình,…

  • Tìm nguồn nhập hàng uy tín, ổn định và giá cả hợp lý
Lựa chọn nguồn hàng uy tín khi kinh doanh quần áo
Lựa chọn nguồn hàng uy tín khi kinh doanh quần áo

Bước tiếp theo là bạn hãy tìm kiếm cho mình nguồn nhập hàng uy tín và chất lượng. Bạn nên nhớ hàng chất lượng thì tự khắc khách hàng sẽ nhớ đến và quay lại lần 2. Dưới đây là một số nguồn nhập quần áo phổ biến bạn có thể tham khảo: 

  • Tự thiết kế các sản phẩm của mình
  • Nhập hàng từ Trung Quốc
  • Nhập hàng tại xưởng may Việt Nam
  • Nhập hàng từ mối sỉ trong nước

Nghiên cứu thị trường kinh doanh

  • Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Việc bạn kinh doanh theo cảm tính thì cũng rất không có gì để bàn cãi nhưng tỷ lệ thành công của nó sẽ thấp. Thay vì làm theo cảm tính và sở thích thì bạn nên nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh thật kỹ để có thể nhận định được thực trạng kinh doanh một cách toàn diện và thực tế nhất.

Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Bạn phải trang bị cho mình những kiến thức căn bản về mặt hàng bạn đang kinh doanh. Song song đó bạn phải biết vị trí kinh doanh của mình đang có  có cơ hội phát triển nào như nhu cầu mua sắm tại đây có cao không? Xu hướng hiện nay là gì?.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu các ưu nhược điểm của đối thủ. Xem họ đang kinh doanh mặt hàng gì, họ truyền thông bằng cách nào? Có hiệu quả không,… Từ đó, bạn có thể học hỏi được đôi chút kinh nghiệm từ họ hoặc tìm ra cho mình lợi thế cạnh tranh phù hợp từ thông tin đã thu thập. 

  • Xác định tệp khách hàng mục tiêu
Xác định tệp khách hàng mục tiêu khi kinh doanh quần áo
Xác định tệp khách hàng mục tiêu khi kinh doanh quần áo

Bạn nên xác định tệp khách hàng mục tiêu mà cửa hàng nhắm đến, bạn càng tìm hiểu cụ thể và chi tiết bao nhiêu thì sẽ tiết kiệm và hiệu quả bấy nhiêu. 

Các yếu tố để bạn xác định được tệp khách hàng của mình như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, thu nhập, hành vi mua sắm, thói quen hằng ngày, nhu cầu mua sắm, phong cách thời trang của họ,….

Ví dụ như bạn xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ thì bạn có thể vẽ ra chân dung khách hàng như sinh viên, độ tuổi từ 18 – 22 tuổi, sở thích mua sắm nghe nhạc, lướt mạng xã hội, thích kpop, thích săn sale giá rẻ, thức khuya, phong cách trẻ trung, thoải mái và thu nhập từ 1-5 triệu đồng,…

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Kênh online 

Ngoài mô hình kinh doanh truyền thống là mở cửa hàng ra thì bạn còn có thể kết hợp mô hình kinh doanh online. Đối với mô hình kinh doanh online thì bạn có thể kết nối qua các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki…để tiếp cận đến với khách hàng. 

Lựa chọn mô hình kinh doanh quần áo như kênh online
Lựa chọn mô hình kinh doanh quần áo như kênh online

Mô hình online này sẽ phù hợp nếu đối tượng mục tiêu của bạn là giới trẻ. Ngoài lợi ích về khả năng tiếp cận thì mô hình này sẽ thuận tiện cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương thức này thì khả năng rủi ro cũng tăng lên do bạn phải tốn thêm khoản chi phí giao hàng, đóng gói chưa kể tỷ lệ hoàn đơn cũng sẽ tăng lên. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận kinh doanh của bạn. 

Kênh offline 

Còn nếu bạn chỉ kinh doanh mỗi mô hình truyền thống là mở cửa hàng thôi thì hãy chuẩn bị cho mình một số vốn đủ lớn để chi trả các khoản chi phí như mặt bằng, thiết bị, nhân viên, trang trí, quản lý,…. 

Hãy lựa chọn mặt bằng kinh doanh cho thật cẩn thận và có tính toán kỹ càng nha. Không cần phải vị trí đắc địa nhất nhưng tối thiểu nó phải phù hợp với ngân sách và mong muốn của bạn. Nó sẽ quyết định độ thành bại trong việc kinh doanh của bạn đến 50% lận đấy! 

Thiết kế hình ảnh sản phẩm phù hợp

Hình ảnh thực tế sản phẩm tại cửa hàng thì thường là tự may hoặc lấy hàng từ các xưởng sản xuất khác. Nếu bạn có đủ chuyên môn và tay nghề vững thì có thể dùng đồ tự may của mình để bán, điều đó sẽ tạo ra được phong cách chỉ có bạn mới có và bạn sẽ bán được giá hơn. 

Thiết kế hình ảnh sản phẩm phù hợp cho cửa hàng quần áo
Thiết kế hình ảnh sản phẩm phù hợp cho cửa hàng quần áo

Điều đó, sẽ đòi hỏi thời gian, công sức và tiền bạc của bán khá nhiều đấy. Còn nếu bạn không có đủ chuyên môn như thế thì cũng có thể nhập hàng về bán. Tuy hàng bán ra khó có nét đặc trưng bằng đồ tự may nhưng nó sẽ dễ bán hơn.  

Song song với việc trang trí và thiết kế hình ảnh sản phẩm thực tế tại cửa hàng thì bạn cũng nên chú trọng đến hình ảnh sản phẩm thông qua content, quảng cáo, truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội. Hãy định hình cho mình loại nội dung và cách thức bạn truyền tải cho khách hàng. 

Ngoài ra, bạn cũng nên học cách chụp ảnh sản phẩm. Không cần chụp quá đẹp như nhiếp ảnh gia chỉ cần chụp hình ảnh quần áo rõ nét và có độ phân giải cao, chụp các góc độ như chính diện hoặc góc 30 độ, nói chung chụp càng chi tiết càng tốt. Hình ảnh sản phẩm đăng tải lên phải chụp cả mặt đằng trước và đằng sau cho người đọc hình dung. 

Canh góc chụp cho sản phẩm để kinh doanh quần áo
Canh góc chụp cho sản phẩm để kinh doanh quần áo

Nếu bạn muốn hình ảnh trực quan và hấp dẫn hơn thì hãy sử dụng thử tỉ lệ 3:4. Bạn nên hạn chế cắt ảnh hay sử dụng ảnh phóng to sẽ gây cảm giác khó chịu cho người đọc. 

Bên cạnh đó, trước khi chụp ảnh sản phẩm bạn phải canh góc đủ ánh sáng và ủi quần áo cho ngay ngắn, không để đồ bị nhăn, tốt nhất bạn nên chụp ảnh với người mẫu thật hoặc ma nơ canh để tăng độ chân thật. Cuối cùng là bạn có thể chỉnh sửa hình ảnh sản phẩm cho thật chỉnh chu nhất rồi hãy đăng lên. 

Chiến lược truyền thông phù hợp theo từng kênh

Có thể nói truyền thông là bước đi đột phá cho doanh thu của bạn đấy! Bạn nên truyền thông từ lúc sắp sửa khai trương cửa hàng thông qua phương thức marketing truyền miệng, phát tờ rơi, băng rôn ngoài cửa hàng, chạy quảng cáo,.. 

Chiến lược truyền thông phù hợp cho cửa hàng quần áo
Chiến lược truyền thông phù hợp cho cửa hàng quần áo

Vào ngày khai trương bạn cũng cần phải chú ý đến các nhân tố về “thiên thời địa lợi nhân hòa”. Tức là bạn nên xem rằng thời tiết ngày hôm đó có thuận lợi không, nên khai trương giờ nào là đẹp, nên khai trương cuối tuần hay đầu tiên là hợp lý,…

Bên cạnh đó bạn cũng nên tạo sự chú ý và thu hút khách hàng bằng các chiến dịch truyền thông hấp dẫn thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram. Bạn hãy lập cho mình một bản kế hoạch chi tiết về nội dung cần phải lên, cách triển khai ra sao, đăng vào thời gian nào. 

Nếu nguồn lực và tài chính ổn thì bạn nên ưu tiên chạy quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads hoặc thậm chí có thể chi một khoản phí để booking KOL, KOC về review cho cửa hàng của mình. 

Chiến lược truyền thông cho các nền tảng mạng xã hội
Chiến lược truyền thông cho các nền tảng mạng xã hội

Không chỉ trong những ngày đầu khai trường mà mỗi tháng một lần bạn cũng nên cân nhắc đề ra các chương trình khuyến mãi ưu đãi xịn sò cho khách hàng như mua 2 tặng 1, khuyến mãi 50% trong 3 ngày khai trương đầu tiên hoặc chương trình Thứ 4 săn sale khủng, thủng thỉnh quần áo xinh,…

Xây dựng mạng lưới đối tác phù hợp

Khách hàng có quay lại mua hàng lần 2 hay không phụ thuộc phần nhiều vào chất lượng sản phẩm mà bạn cung cấp. Vì thế hãy chọn nguồn hàng uy tín, nói cách khác thì hãy chọn cho mình đối tác làm ăn uy tín. 

Trước khi hợp tác với một ai đó, bạn phải tìm hiểu kỹ họ là ai, sản phẩm họ bán có chất lượng không? Sản phẩm họ bán có đầy đủ mẫu mã, kích thước như bạn yêu cầu?…Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào không minh bạch thì hãy dừng lại bàn bạc với họ, nếu cảm thấy không đồng nhất với nhau nữa thì nên ngừng hợp tác. 

Xây dựng mạng lưới đối tác phù hợp
Xây dựng mạng lưới đối tác phù hợp

Bạn có thể bắt tay với nhiều đối tác nhưng hãy hợp tác trên tinh thần công bằng, đôi bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, đối tác ở đây cũng chỉ người cùng đồng hành với bạn khi kinh doanh. Ông bà ta từng có câu :”Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. 

Chính vì thế mà bạn có thể tìm kiếm cho mình một đối tác để cùng nhau kinh doanh lâu dài. Đối tác có thể là bạn bè, đồng nghĩa, người thân trong gia đình, họ hàng. 

Nhập hàng và tồn kho

Đây là vấn đề khá được nhiều nhà kinh doanh quần áo quan tâm bởi nếu không tính toán kỹ lưỡng thì khả năng bạn phải ôm hàng khá là cao. Như bạn cũng biết thì quần áo là mặt hàng có xu hướng thay đổi nhanh chóng mặt, có thể mai hot mẫu này mốt lại hot mẫu khác, chính điều đó sẽ đòi hỏi bạn phải có độ linh hoạt, nhạy bén và thường xuyên nắm bắt tình hình để kịp thời nhập hàng mới về. 

Chẳng hạn như năm nay đang nổi lại phong cách Old Money đầy chất cổ điển, do đó nên nhiều cửa hàng quần áo đang không ngừng nhập hàng về bán và tăng doanh thu một cách chóng mặt. 

Sắp xếp và nhập hàng tồn kho vừa phải
Sắp xếp và nhập hàng tồn kho vừa phải

Tuy nhiên, bạn không nên nhập quá nhiều mẫu mã mới cùng một lúc hãy chia từng đợt hàng phòng tránh trường hợp mẫu đó không hợp thị hiếu với khách hàng nơi đây. Bạn nên kiểm tra hàng thường xuyên để tiến hành thanh lý nhanh chóng các mẫu mã cũ. 

Định giá bán sản phẩm

Hãy luôn nhớ rằng định giá dựa trên giá vốn và đối tượng khách hàng mục tiêu. Ai cũng biết giá rẻ thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng tuy nhiên không phải ai cũng nghĩ thế. Sẽ có nhiều người cho rằng “Giá thành đi đôi với chất lượng” chính vì thế nên đừng hạ thấp giá thành quá, điều đó sẽ làm giảm giá trị sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. 

Bạn nên định giá và giảm giá sản phẩm thường xuyên khi kinh doanh mỹ phẩm
Bạn nên định giá và giảm giá sản phẩm thường xuyên khi kinh doanh mỹ phẩm

Song song đó, bạn hãy đưa ra các chương trình khuyến mãi vào dịp đặc biệt như 8/3, 20/10, Tết, Black Friday… để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Ví dụ đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là các bạn sinh viên thì bạn không thể nào chọn phương pháp định giá hớt váng là lấy giá cao được, phải chọn chiến lược giá thâm nhập, giá rẻ để gây được sự chú ý và quan tâm của các bạn. 

Nếu bạn cảm thấy giá thành quá cao so với mặt bằng chung thì nên tìm cách tối ưu chi phí sản xuất hoặc khâu vận chuyển. Thay vì thuê gia công đóng hàng hay vận chuyển bạn cũng có thể làm nó, tuy mất công và tốn thời gian nhưng lấy công làm lời vào thời gian đầu. Về sau ổn định rồi hãy thuê thêm nhân viên và đầu tư thiết bị mới. 

Tăng thêm các kỹ năng bán hàng – quản trị

Hàng bạn có chất lượng bao nhiêu đi chăng nữa nhưng kỹ năng bán hàng, dịch vụ chăm sóc bán hàng không tốt thì khách hàng vẫn bỏ đi như thường. Muốn bán được quần áo hợp gu khách thì trước tiên bạn phải biết các kiến thức cơ bản về thời trang như mẫu mã, chất liệu, màu sắc và cách phối đồ.

Sau đó, là nhận biết theo từng dáng người và style ăn mặc của khách hàng. Bạn không nhất thiết là một stylist đại tài nhưng ít nhất bạn có con mắt thẩm mỹ và có gu ăn mặc ổn. 

Tăng thêm các kỹ năng bán hàng cho nhân viên
Tăng thêm các kỹ năng bán hàng cho nhân viên

Ngoài ra, hãy lắng nghe và tôn trọng khách hàng. Lúc nào bạn cũng nên trong tư thế sẵn sàng phục vụ và tư vấn cho khách. Hãy thể hiện khả năng của bạn một cách tự nhiên và niềm nở, hãy cho khách hàng thấy bạn am hiểu sản phẩm cũng như nhu cầu khách hàng đến nhường nào nhé! 

Một số lời khuyên về kinh doanh thời trang dành cho bạn

  • Nếu bạn nhắm hàng đợt này không có khả năng bán hết thì cứ mạnh dạn triển khai chương trình sale off để giải phóng hàng tồn và tiến hành nhập hàng mới. 
  • Hãy giữ các mức giá bình ổn so với thị trường và có thể áp dụng các chiến lược giá khác như tặng kèm sản phẩm có giá trị như móc khóa, bình nước, kẹp tóc,…chứ không nhất thiết phải giảm giá hoài. 
Tặng kèm sản phẩm có giá trị như móc khóa, kẹp tóc,...
Tặng kèm sản phẩm có giá trị như móc khóa, kẹp tóc,…
  • Hiểu rõ ưu nhược điểm cũng như các bài truyền thông của đối thủ. Hãy đảm bảo rằng mình có điểm nổi bật và riêng biệt. Hãy nhấn mạnh và thể hiện nó mạnh mẽ cho khách hàng thấy và ghi nhớ.
  • Không nên xem thường bất kỳ người nào bởi ai cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng hoặc thậm chí khách hàng trung thành của bạn. Hãy đối đãi và tư vấn họ nhiệt tình, có thể họ sẽ không mua liền nhưng ít nhất họ đã có ấn tượng tốt với bạn.  
  • Khi rơi vào các tình huống oái oăm hoặc nan giải thì nên xin góp ý hay lời khuyên từ các anh chị có kinh nghiệm kinh doanh từ trước. 

Tổng kết 

Tổng quan lại thì kinh doanh quần áo tại Việt Nam hiện nay đòi hỏi chủ cửa hàng phải có sự sáng tạo và nhạy bén của người làm kinh doanh. Từ việc nghiên cứu thị trường, xác định tệp khách hàng mục tiêu đến việc quản lý hàng tồn kho và xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả, tất cả đều cần được lên kế hoạch tỉ mỉ và thực hiện một cách khoa học. 

Hãy luôn nhớ rằng, sự thành công không chỉ đến từ việc cung cấp những sản phẩm chất lượng mà còn từ cách bạn tiếp cận và phục vụ khách hàng. Chúc bạn sẽ tìm được hướng đi đúng đắn và gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh thời trang đầy thú vị này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Blog liên quan

Lên đầu trang
Zalo zns la gi
TẶNG 2.000 TIN NHẮN ZALO ZNS

Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?